Lạng Sơn: Giáo viên chống tiêu cực bị trù úm

Lạng Sơn: Giáo viên chống tiêu cực bị trù úm
TP - Tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp tỉnh Lạng Sơn các giáo viên giảng dạy văn hoá phải “phù phép”, nâng điểm cho ba học sinh cá biệt... Khi giáo viên ngăn cản thì bị trù dập.

Ba học sinh được bà Nguyễn Thị Bình, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Trung tâm) chỉ đạo giáo viên nâng điểm là: Đoàn Hoàng Anh, Lương Xuân Hoà (học sinh 12B) và Trịnh Xuân An (lớp 12A).

Ngoài ra, bà Bình còn yêu cầu giáo viên phải cải sửa số ngày nghỉ của 3 học sinh này để có thể đủ điều kiện dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006.

Cô giáo Nghiêm Thị Liên cho biết: Ngày 18/5/2006, toàn bộ hồ sơ của học sinh khối 12 đã hoàn tất gồm các thủ tục (các dấu giáp lai, chữ ký của giáo viên và phê duyệt của giám đốc). Vậy mà không hiểu vì sao ngày hôm sau bà Giám đốc lại khăng khăng đòi phải cho 3 học sinh Anh, Hoà, An phải “được thi tốt nghiệp”.

Bất bình, cô giáo Nghiêm Thị Liên, giáo viên chủ nhiệm lớp 12B đã phản ứng. Tuy thế, bà Bình vẫn ép một số cán bộ phòng giáo vụ và giáo viên phải làm lại điểm một số môn học, hạ số ngày nghỉ, thay tờ học bạ gốc lớp 12, sửa sổ “gọi tên ghi điểm”.

Không chịu được việc làm vô nguyên tắc, vi phạm quy chế chuyên môn của bà Giám đốc, cô giáo Liên đã làm đơn tố cáo gửi Công đoàn- Thanh tra nhân dân của Trung tâm, Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn.

Người chống tiêu cực bị trù úm

Nhận được đơn của cô giáo Liên, ngày 30/9/2006, Ban chấp hành Công đoàn và Ban Thanh tra Nhân dân của Trung tâm đã tiến hành họp để xem xét. Đa số các ý kiến đều cho rằng, cô giáo Liên là người rất  nhiệt tình, cẩn thận và có trách nhiệm cao trong công việc.

Sự việc 3 học sinh không đủ điều kiện thi (điểm thấp, số ngày nghỉ học đã quá 45 ngày) là đúng và Giám đốc Trung tâm chỉ đạo sửa chữa điểm, tạo dựng những điều kiện cho những học sinh hư được dự thi là có thật.

Cô Đặng Hồng Thúy, giáo viên dạy Vật lý của Trung tâm cũng tố cáo: Tháng 6/2006, trong đợt chấm thi tốt nghiệp THPT, bà Nguyễn Thị Bình, Giám đốc Trung tâm là phó chủ tịch Hội đồng chấm thi còn “bạo gan” truy bài và trực tiếp cầm bút sửa vào bài thi môn Vật lý của học sinh Đoàn Hoàng Anh rồi đề nghị cặp giám khảo nâng điểm từ 2 lên 4,5 điểm.(!?).  

Cô Nghiêm Thị Liên là người đầu tiên bị bà Bình trù úm. Cụ thể, đợt xét thi đua cuối năm học, cô Liên bị đánh giá xếp loại công chức trung bình, không xét thưởng tháng 5/2006.

Cô giáo Đặng Hồng Thúy bị truy bức, và liên tục bị giám đốc yêu cầu “viết kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật”. Sau đó cô Thúy liên tục bị lãnh đạo yêu cầu viết kiểm điểm. Ngày 16/7/2007, ban Giám đốc Trung tâm triệu tập cuộc họp đột xuất bỏ phiếu kỷ luật cô Thuý.

Còn chị Dương Thị Thau, cán bộ Văn thư của Trung tâm vì bị nghi đã làm “rò rỉ thông tin” cho những người chống tiêu cực, nên ngày 26/5/2007 bị  ép phải nghỉ phép năm. Sau đó hai ngày, bà Bình làm tờ trình gửi lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo kỷ luật chị Thau. Từ đó giám đốc Trung tâm “độc chiếm” dấu của cơ quan suốt một thời gian dài.  

Đã hơn một năm nay, mặc dù cán bộ, giáo viên ở Trung tâm đã gửi nhiều đơn tố cáo đến các cấp, các ngành thế nhưng vụ việc tiêu cực, vi phạm quy chế chuyên môn ở Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Cực chẳng đã, cô giáo Nghiêm Thị Liên (đã nghỉ hưu từ tháng 5/2007) phải lặn lội xuống tận Bộ GD&ĐT để kêu cứu. Đơn thư của nhiều giáo viên được gửi tới lãnh đạo tỉnh và các ngành hữu trách ở Lạng Sơn.

Được biết, Thanh tra tỉnh Lạng Sơn đã nhận được đơn tố cáo và đang xem xét vụ việc. Hy vọng những “ung nhọt” ở Trung tâm này sớm được mổ xẻ và đưa ra ánh sáng.

Vụ mất cắp bí hiểm

Đêm 13, rạng sáng ngày 14/5/2004, Trung tâm bị kẻ gian đột nhập vào phòng tài vụ mở két sắt “cuỗm” hơn 50 triệu đồng. Ngoài ra, thủ quỹ cơ quan khai một chiếc nhẫn mặt vuông, 1 đôi hoa tai để trong két cũng bị mất.

Cơ quan lập biên bản, và đề nghị Công an thành phố Lạng Sơn điều tra sự việc. CA đã khám nghiệm hiện trường, bước đầu kết luận: “3 lớp khoá két bị mở, không có vết cạy phá”. Thế nhưng 3 năm rưỡi trôi qua vụ án vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.