Lập phòng tâm lý trong trường học: Vướng vì biên chế?

TP - Sau loạt bài phản ánh báo động về sức khỏe tâm thần học đường của học sinh trên báo Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ sớm ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng phòng tâm lý trong trường học. Bà Nghĩa cho biết:

Trước hết, phải nói Bộ GD&ĐT xác định vai trò của phòng tư vấn tâm lý trong trường học rất quan trọng, đặc biệt là ở trường THPT. Đối tượng là các em học sinh mới lớn có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, gặp nhiều khó khăn trong học tập, các mối quan hệ tình cảm, quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình…rất cần sự chia sẻ, tư vấn của chuyên gia.

Vì thế, cách đây không lâu, bộ tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của các đơn vị, đặc biệt là TPHCM, địa phương rất thành công khi đưa mô hình này vào trường học trước đó nhiều năm. Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư hướng dẫn việc triển khai xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Trước mắt, Bộ khuyến khích các địa phương, trường học nào có điều kiện sẽ làm trước.

Để đạt mục tiêu mỗi trường học một phòng tư vấn tâm lý, hiện vướng nhất điều gì?

Khó khăn nhất chính là đội ngũ giáo viên làm tư vấn hiện nay chưa thể chuyên trách được bởi hiện chưa cho phép các trường tăng biên chế. Giải pháp trước mắt, thời gian tới, đơn vị sẽ cử các chuyên gia chuyên ngành tâm lý học bồi dưỡng, đào tạo thêm cho đội ngũ làm tư vấn trong các trường học để họ có kiến thức, kỹ năng tư vấn cho học sinh. Phía các trường tạm thời cũng phải lựa chọn từ đội ngũ giáo viên ra người có kinh nghiệm để bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu tư vấn cho học sinh.

Lập phòng tâm lý trong trường học: Vướng vì biên chế? ảnh 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa.

Giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho giáo viên liệu có đạt hiệu quả, thưa bà?

Tôi cho rằng, chỉ có giáo viên tư vấn tâm lý là chưa đủ. Có chăng, giáo viên chỉ can thiệp được khi học sinh có những biểu hiện ở mức bình thường, còn khi có biểu hiện nặng hơn phải có sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý, thậm chí cả bác sĩ nữa. Đối với vấn đề này, tôi cho rằng, quan trọng là sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để phát hiện sớm dấu hiệu học sinh rối loạn cảm xúc để có giải pháp can thiệp.

Bộ GD&ĐT cũng có quan điểm, việc học tập các mô hình nước ngoài là cần thiết, sau này có những chuyến đi học tập, đơn vị sẽ lồng ghép tích hợp để học cách làm của các nước đi trước làm sao tìm được mô hình phù hợp với Việt Nam để áp dụng có hiệu quả.

Nhiều ý kiến cho rằng, chương trình học hiện nay còn bất hợp lý cũng là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến tâm lý học sinh, thưa bà?

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đơn vị xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi của dư luận. Trong đó, chương trình chuyển từ coi trọng giáo dục kiến thức sang hướng chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Trong chương trình mới, các môn học bắt buộc cũng giảm xuống, thay vào đó, học sinh được tăng phần học trải nghiệm sáng tạo, tăng cường các hoạt động xã hội, rèn kỹ năng cho học sinh.

Cảm ơn bà.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.