Mới nhất vụ đình chỉ sinh viên mang giáo trình photo vào trường

Việc đình chỉ 1 năm học với nữ sinh mang 8 cuốn tài liệu photo giáo trình vào trường để tặng một người em cùng quê khóa sau của trường Đại học Luật TPHCM đang gây nhiều tranh cãi.
Việc đình chỉ 1 năm học với nữ sinh mang 8 cuốn tài liệu photo giáo trình vào trường để tặng một người em cùng quê khóa sau của trường Đại học Luật TPHCM đang gây nhiều tranh cãi.
TPO - Việc đình chỉ 1 năm học với nữ sinh mang 8 cuốn tài liệu photo giáo trình vào trường để tặng một người em cùng quê khóa sau của trường Đại học Luật TPHCM đang gây nhiều tranh cãi. Hầu hết các ý kiến cho rằng hành vi của nữ sinh viên là sai nhưng với cách xử lý của ĐH Luật thì có phần nặng tay...

Sự việc xảy ra vào giữa tháng 1, sinh viên N.T.N.A. mang 11 cuốn tài liệu trong đó có 8 cuốn tài liệu photo trái phép các giáo trình khác nhau vào trường và bị bảo vệ phát hiện, lập biên bản, chuyển sang Thanh tra trường, Phòng Công tác sinh viên thành lập Hội đồng kỷ luật sinh viên này.

Theo tường trình, nữ sinh viên năm 2 N.T.N.A cho biết việc photo giáo trình là để tặng người em cùng quê khóa sau. Hành vi này đã vi phạm pháp luật về luật Sở hữu trí tuệ và nội quy của Nhà trường là “Sao in và phát hành các loạt giáo trình, tài liệu học tập trái với các quy định của Nhà trường và của pháp luật” nên N.A bị kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học 1 năm.

Theo Quy chế công tác sinh viên ban hành kèm Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, nhiệm vụ của sinh viên là "phải chấp hành pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục đại học”. Điều 9 của Quy chế nêu: Đình chỉ học tập có thời hạn áp dụng với ba trường hợp: Đang bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm; Vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Trường hợp sinh viên N.T.N.A., bị đình chỉ 1 năm học với lý do “Sao in và phát hành các loạt giáo trình, tài liệu học tập trái với các quy định của Nhà trường và của pháp luật” có thể hiểu là Vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm quy định của trường ĐH Luật TPHCM.

Luật sư Phạm Công Út nêu quan điểm: “Về mặt pháp luật thì tôi ủng hộ việc xử lý vi phạm bản quyền song cách làm của trường Đại học Luật TPHCM là khá nặng tay”.

Luật sư Út phân tích, xét về lý, Đại học Luật đang bảo vệ quyền tác giả, các công trình nghiên cứu của họ. Nếu quyền tác giả in 1 số lượng nào đó nhưng không tiêu thụ được do sinh viên phát tán các tài liệu này bằng nhiều hình thức như photo copy thì sẽ gây thiệt hại tài sản trí tuệ, chất xám của họ.

“Đối với sinh viên học luật xem thường bản quyền tác giả thì sau này chính họ sẽ trở thành nạn nhân nếu họ trở thành những nhà nghiên cứu pháp lý. Nhìn ở 1 góc độ nào đó thì đây là cái lý của nhà trường, phải dùng biện pháp mạnh là quyền quản lý học sinh của họ”, ông Út nói.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, ông Út cho rằng Đại học Luật có phần độc tài, hà khắc bởi quy định này là do nhà trường ban hành chứ không có trong quy định của Bộ GD&ĐT.

“Nếu ở Việt Nam mà làm thẳng tay thì việc vi phạm bản quyền này rất nhiều ở hầu hết các lĩnh vực chứ không riêng gì giáo dục. Đối với sinh viên nên sử dụng biện pháp khác bởi trong nhà trường không chỉ có 1 mà rất nhiều, nếu xử lý như thế thì chẳng còn bao nhiều sinh viên đến trường nữa bởi đa phần sinh viên còn lệ thuộc tài chính vào gia đình nên họ tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó”, ông Út nêu quan điểm.

Chiều 14/2, trao đổi qua điện thoại, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết đã giao việc xử lý thông tin về việc trường Đại học Luật TPHCM ra quyết định kỷ luật đình chỉ 1 năm học với sinh viên N.A do photo 8 cuốn giáo trình photo vào trường cho Vụ Công tác Học sinh sinh viên. 

Liên lạc với ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, ông Anh cho biết: “Vụ này đang chờ nghe báo cáo từ phía nhà trường và sẽ có thông tin chi tiết tới Báo sau”. 

MỚI - NÓNG