Tuyển sinh ĐH-CĐ 2006 khu vực phía Nam

Ngành nào “xương”, ngành nào dễ?

Ngành nào “xương”, ngành nào dễ?
TP - Muốn trúng tuyển vào khoa Ngữ văn ĐH Sư phạm TPHCM, một thí sinh phải vượt qua khoảng 39 thí sinh khác. Theo dự báo, đây là ngành khó trúng tuyển nhất trong mùa tuyển sinh 2006 ở các trường đại học phía Nam.

Số liệu từ Phòng Đào tạo ĐH Sư phạm TPHCM cho thấy năm nay  có 28.856 thí sinh đăng ký dự thi vào 19 ngành sư phạm và 10 ngành ngoài sư phạm.

Cũng như mọi năm, ngành Sư phạm Ngữ văn thu hút thí sinh dự thi đông nhất với  3.882 hồ sơ đăng ký dự thi (HSĐKDT) trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ dừng lại ở con số 100, hệ số “chọi” là 38,8.

Đây chính là ngành có hệ số “chọi” cao nhất trường và có thể cao nhất so với các ngành thuộc các trường ĐH khu vực phía Nam (thể hiện qua số liệu thống kê ban đầu của các trường). Ngành Sư phạm Giáo dục tiểu học vươn lên vị trí thứ 2 ở trường ĐH Sư phạm TPHCM với 3514 HSĐKDT, hệ số “chọi” là 35,1.

Đây là ngành học mới, đào tạo ra giáo viên tiểu học có trình độ ĐH và gần như 100% thí sinh đăng ký dự thi là nữ. Một số ngành sư phạm thuộc khối C cũng có hệ số “chọi” cao như ngành Sư phạm Địa lý: 30,4; Sư phạm Lịch sử: 27,3. Ngành Sư phạm Sinh học có hệ số “chọi” cao nhất đối với các  khối B, kế đến là ngành Sư phạm Hóa học, 14,6.

Ngành Sư phạm Toán học có hệ  số “chọi” cao nhất khối A,  13,1. ở khối D, ngành Sư phạm tiếng Anh có hệ số “chọi” cao nhất, 20,1.

Năm nay ĐH Sư phạm TPHCM tuyển 50 chỉ tiêu ngành Cử nhân song ngữ Nga- Anh nhưng chỉ có... 7 HSĐKDT. Đây chính là ngành có hệ số “chọi” thấp nhất của trường:  0,14.

Một số ngành khác cũng có hệ số “chọi” rất thấp như: Cử nhân tiếng Trung: 0,4; Cử nhân Vật lý: 0,9; Sư phạm tiếng Nga: 1,1; Sư phạm tiếng Trung: 2,6; Sư phạm tiếng Pháp: 2,8...

Số liệu thống kê của trường ĐH Sư phạm TPHCM cho thấy các ngành thuộc khối  sư phạm thu hút thí sinh hơn các ngành ngoài sư phạm bởi lẽ thí sinh trúng tuyển vào các ngành sư phạm được miễn học phí, được bố trí công việc còn các ngành ngoài sư phạm thì thí sinh phải tự túc.

ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) tuyển 3500 chỉ tiêu nhưng chỉ có 9826 thí sinh đăng ký dự thi (giảm gần 4000 thí sinh so với năm trước)  nên hệ số “chọi” rất thấp (2,8).

Xét từng ngành thì hệ số “chọi” cao nhất chính là ngành Xây dựng: 5,20. Kế đến là các ngành: Kỹ thuật nhiệt lạnh (5,18)... Năm trước, ngành Công nghệ sinh học có hệ số “chọi” cao nhất (10,76) thì năm nay rơi xuống vị trí trung bình (2,09). Tương tự, hệ số “chọi” ngành Cơ điện tử từ  10,13 trong năm 2005 rơi xuống còn  3,16; Công nghệ thông tin từ 7,17 rơi xuống còn 4,73; Ngành Cơ khí từ 7,23 (xuống còn 2,81...

Ngành có hệ số “chọi” thấp nhất ở ĐH Bách khoa trong mùa tuyển sinh năm nay là Trắc địa: 1,68. Kế đến là các ngành: Vật lý kỹ thuật (1,88); Kỹ thuật quản lý môi trường (1,84); Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (1,90)...

TS Nguyễn Chu Hùng, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia TPHCM giải thích: Năm trước, điểm chuẩn các ngành thuộc ĐH Bách khoa TPHCM rất cao (đặc biệt là những ngành  có hệ số “chọi” cao) khiến thí sinh năm nay, nhất là thí sinh có học lực trung bình cảm thấy  ngán ngại.

Cũng theo TS Hùng, mặc dù năm nay hệ số “chọi” thấp nhưng trúng tuyển vào trường ĐH Bách khoa không phải dễ dàng bởi lẽ thí sinh dự thi phần đồng đều có học lực khác.

Khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TPHCM) có hơn 15.000 HSĐKDT, tăng hơn 2000 hồ sơ. Một số ngành có hệ số “chọi” tăng đột biến như ngành Tài chính- Ngân hàng: 15,40 (năm trước là 9,23); Kinh tế học: 14,77 (năm trước là 4,11); Kinh tế công cộng: 10,13 ( năm trước là 2,25)...

Ở trường ĐH Khoa học xã hội- Nhân văn TPHCM, cũng như mọi năm, ngành Báo chí luôn thu hút thí sinh đông nhất với hệ số “chọi” là 17,40. Ngoài ra, các ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử, Địa lý, Đông Phương học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Thư viện- Thông tin... cũng hấp dẫn thí sinh với hệ số “chọi” cao.

Trong khi đó, ngành Triết học, Song ngữ Nga - Anh, Lưu trữ học, Nhân học... xem ra rất dễ trúng tuyển bởi hệ số “chọi” quá thấp (1 “chọi” 1).

Có sự đột biến ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia  TPHCM) khi hệ số “chọi” ngành Khoa học môi trường vươn lên đầu bảng (23,77), thế chỗ ngành Công nghệ sinh học (16,19).

Một số ngành có hệ số “chọi” cao nhưng ổn định như mọi năm như ngành: Công nghệ thông thông tin (13,43); Điện tử viễn thông (12,99)... Ngành Hệ thống thông tin (mới mở năm nay) hệ số thấp nhất ( 1,83); Khí tượng thủy văn (2,18); Khoa học vật liệu (3,87)...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.