Nghịch lý học phí đại học thấp hơn phổ thông

Học phí ở bậc ĐH hiện nay tại Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều học phí bậc phổ thông ngoài công lập.
Học phí ở bậc ĐH hiện nay tại Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều học phí bậc phổ thông ngoài công lập.
TP - Đầu tư cho giáo dục phổ thông không lớn như đầu tư cho giáo dục đại học (ĐH). Nhưng nghịch lý ở chỗ học phí 4 - 5 năm ĐH chỉ bằng học phí một năm ở phổ thông.

Theo thông báo của các trường ĐH thì học phí của các trường ngoài công lập chỉ từ hơn 10 triệu đến hơn 50 triệu đồng/năm. Thông tin từ ĐH Đại Nam cho biết học phí của trường cao nhất là ngành Dược học 2,4 triệu đồng/tháng. Tiếp đến là ngành điều dưỡng 1,9 triệu đồng/tháng, ngành du lịch và lữ hành là 1,5 triệu đồng/tháng, các ngành còn lại là 1,2 triệu đồng/tháng.

Trường ĐH Dân lập Phương Đông học phí năm nay không quá 15 triệu/năm. Trường cũng đưa ra lộ trình tăng học phí 10%/năm. ĐH Thăng Long cao nhất ngành Lữ hành là 20 triệu đồng/năm, ngành ngôn ngữ, điều dưỡng là 19 triệu đồng/năm, các ngành khác là 18 triệu đồng/năm. Trường cũng thông báo lộ trình tăng học phí là 5%/năm. Trường ĐH  Hoa Sen học phí chương trình tiếng Việt từ 3 triệu đến 3,9 triệu đồng/tháng. Còn chương trình tiếng Anh từ 4 triệu đến 4.3 triệu/tháng. Cao hơn một chút có ĐH quốc tế Hồng Bàng là 700.000 đồng đến 1.100.000 đồng/tín chỉ. Còn tại ĐH FPT, học phí ngành ngôn ngữ là 18,9 triệu đồng/học kỳ, các ngành khác là 25,3 triệu đồng/học kỳ.

Như vậy, tính ra, học phí của các trường ĐH ngoài công lập kể cả các trường được cho là cao như hiện nay thì 4 năm học mới chỉ bằng một năm học phí của học sinh phổ thông. Mức học phí 9 kỳ của ĐH FPT với ngành ngôn ngữ là 179 triệu đồng, các ngành khác là 227,7 triệu đồng. Trong khi đó, học phí bậc học tiểu học của hệ thống FPT là 3,5 triệu đồng/tháng, cộng với tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú vào khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng tức là khoảng hơn 50 triệu đồng/năm (chưa kể xe đưa đón).

Học phí tại trường tiểu học Lý Thái Tổ, Cầu Giấy, đối với lớp học Anh ngữ là 3,5 triệu đồng/tháng, lớp Chất lượng cao là 1,8 triệu đồng/tháng. Học phí học ngoại ngữ cho trẻ sẽ thu theo năm, đối với lớp Anh ngữ, khoản thu này là 16,5 triệu đồng/năm, lớp Chất lượng cao là 12,1 triệu đồng/năm.  Như vậy, tính bình quân, ở tiểu học, mỗi năm phụ huynh của trường đóng từ 30 triệu đến 52 triệu đồng.

Tại trường tiểu học Nguyễn Siêu, học phí chương trình quốc gia Việt Nam hệ chất lượng cao tiểu học là 5 triệu đồng/tháng. Đó còn chưa kể phí giữ chỗ đối với hệ này là 10 triệu đồng, phí nhập học 2 triệu đồng, phí hỗ trợ cơ sở vật chất và phát triển nhà trường 1,5 triệu đồng/năm. Tại trường phổ thông Sao Việt, TPHCM, mức học phí được nhà trường thông báo dao động từ trên 63 triệu đến trên 176,6 triệu đồng/năm. Mức học phí một năm của những trường này còn cao hơn học phí 4 năm học ĐH của những trường như ĐH Đại Nam, Thăng Long, 10  đến 15 lần.

Ở góc độ khác, ngay cả các trường được cho là quốc tế ở bậc phổ thông mức học phí cũng cao hơn hẳn mức học phí các trường ĐH quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, thậm chí gấp 3 - 4 lần. Ví dụ, mức học phí của ĐH Anh quốc tại Việt Nam là 166.654.000 đồng/năm. Cộng các loại phí khác vào khoảng gần 200 triệu đồng/năm. Trong khi đó, học phí của trường TH School ở các lớp nhà trẻ là 230 triệu đồng/năm, mẫu giáo từ 300 triệu - 350 triệu đồng/năm. Lớp 1 đến lớp 5 là 430 triệu đồng/năm. Thậm chí mức học phí này của TH School trong một năm xấp xỉ bằng toàn bộ học phí đào tạo ĐH một số ngành của ĐH RMIT Việt Nam.

Học phí thấp nên chỉ mở những ngành ít đầu tư

PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng hiện tượng học phí các trường phổ thông ngoài công lập cao hơn các trường ĐH ngoài công lập đã tồn tại từ lâu. Tại TPHCM trường mầm non cũng đã 3,6 triệu/tháng, tức khoảng 40 triệu/năm. Trong khi học phí ĐH thấp hơn nhiều. Đơn giản là do nguồn tuyển ở cấp học dưới dồi dào hơn, lên đến cấp học cao thì nguồn tuyển cạn dần. “Các trường ĐH hiện nay đang chịu áp lực lớn là thiếu nguồn tuyển đầu vào. Chính vì vậy, các trường ĐH không dám đưa học phí lên cao” - ông Dũng khẳng định. Trong khi đó, chi phí đầu tư ở phổ thông ít hơn nhiều so với ĐH. “Lợi nhuận khi đầu tư mở trường ngoài công lập ở phổ thông sẽ lớn hơn nhiều so với ĐH” - ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, chi phí đầu tư ở ĐH lớn hơn phổ thông, nhưng học phí không thể thu cao nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo đầu ra nguồn nhân lực.  “Công bằng mà nói các trường ĐH ngoài công lập ít mở các ngành nghề kỹ thuật. Vì để đầu tư vào một phòng thí nghiệm bài bản thì với mức học phí như hiện nay phải 50 năm sau họ mới thu được vốn, không ai dám đầu tư. Nên họ chủ yếu đầu tư vào ngành nghề kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, cuối cùng là cung vượt cầu mấy năm nay là vì thế” - ông Dũng lý giải.

Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết học phí ở các trường ĐH ngoài công lập của Việt Nam thấp hơn học phí các trường phổ thông ngoài công lập là hiện tượng lạ. Tuy nhiên, ông Khuyến cũng giải thích là do các trường phổ thông ngoài công lập đầu tư rất bài bản. Còn các trường ĐH của Việt Nam nhiều trường đầu tư không được như mong muốn của người dân. Hiện tại, lương giáo viên của các trường phổ thông ngoài công lập của Việt Nam cao gấp nhiều lần lương giáo sư ĐH.    

“Các trường ĐH hiện nay đang chịu áp lực lớn là thiếu nguồn tuyển đầu vào. Chính vì vậy, các trường ĐH không dám đưa học phí lên cao”.

PGS Đỗ Văn DũngHiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM 

MỚI - NÓNG
Báo Tiền Phong và Trường ĐH Tài chính – Marketing ký kết hợp tác cùng phát triển
Báo Tiền Phong và Trường ĐH Tài chính – Marketing ký kết hợp tác cùng phát triển
TPO - Hai bên sẽ cùng tổ chức các buổi tọa đàm xoay quanh những chủ đề gần gũi với đời sống học đường, tâm lý sinh viên và các vấn đề xã hội đang quan tâm, qua đó lan tỏa giá trị tích cực; đồng thời phối hợp tổ chức các sân chơi học thuật, thể thao, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và các cuộc thi sắc đẹp cho sinh viên – học sinh…
Hà Nội nắng oi trước khi đón mưa xối xả
Hà Nội nắng oi trước khi đón mưa xối xả
TPO - Diễn biến thời tiết thực tế tại thủ đô Hà Nội trong 24 giờ qua có hình thái nóng xen kẽ mưa lớn, cảm nhận thực tế đặc biệt khó chịu cho những người mẫn cảm với thời tiết. Các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực sẽ duy trì đà tăng nhiệt nhẹ. 
Bình luận

Văn Đăng

So sánh thật khập khiễng. Chỉ nên so sánh các trường ĐH với ĐH thôi. Chứ ai đi so sánh học phí thế này, có phải so sánh tuổi đâu mà cứ đại học là cao, phổ thông là thấp đâu, nhất là lại so sánh trường ĐH với các trường quốc tế thì càng không nên so sánh.

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Chiều 6/7 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
Kiến nghị tăng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cầu Tứ Liên

Kiến nghị tăng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cầu Tứ Liên

TPO - Cử tri cho rằng, mức đền bù GPMB đối với dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên được công bố theo bảng giá quy định hiện nay là quá thấp, chênh lệch so với giá thị trường. Cử tri mong muốn thành phố xem xét, điều chỉnh tăng mức giá bồi thường đảm bảo nguyên tắc “chỗ ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện cho Hà Nội triển khai phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện cho Hà Nội triển khai phát triển trục Sông Hồng

TPO - Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với thành phố Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy hoạch chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố triển khai phát triển trục sông Hồng - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô trong kỷ nguyên mới.