Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly

Hơn 3 năm nay, cả hai anh em Nhật Anh và Thái Anh đã nghĩ học ở trường để tự học ở nhà.
Hơn 3 năm nay, cả hai anh em Nhật Anh và Thái Anh đã nghĩ học ở trường để tự học ở nhà.
TPO - Hơn 3 năm nay, hai anh em Đặng Thái Anh (sinh 2003) và Đặng Nhật Anh (sinh 1998) ở quận Tân Bình, TPHCM đã nghỉ học ở trường và tự học ở nhà. Tuy nhiên, kiến thức lẫn trình độ tiếng Anh của hai em không hề thua kém bạn bè bởi Thái Anh có thành tích thi IELTS đạt 8.5 khi chưa tròn 13 tuổi; Nhật Anh IELTS đạt 8.0 khi em 17 tuổi.

Nhật Anh và Thái Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống sư phạm bởi bố mẹ hai em là anh Đặng Quốc Anh và chị Lê Thị Thanh trước đây đều là giảng viên Học viện Bưu chính viễn thông TPHCM.  Ông ngoại là ông Lê Gia Thuận cũng là giáo viên về hưu. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, anh Quốc Anh đã ra làm ăn riêng, đồng thời để có thời gian chăm sóc các con.

Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly ảnh 1

Do lớn tuổi hơn và học cao hơn nên Nhật Anh thường xuyên chỉ bài cũng như hướng dẫn em mình là Thái Anh tự học ở nhà.

Hiện Thái Anh và Nhật Anh đã nghỉ hẳn ở trường phổ thông để tự học ở nhà. Anh Đặng Quốc Anh cho biết, việc cho hai con nghỉ học ở trường mà tự học ở nhà là quyết định sáng suốt bởi bản thân hai con của anh phù hợp với mô hình học này.

Anh Quốc Anh kể, lịch học của nhà trường khá tréo ngoe với thời gian làm việc của hai vợ chồng khiến cả cha mẹ lẫn con cái đều vất vả và mệt mỏi. Bên cạnh đó, môi trường học ở trường có nhiều điểm không phù hợp như việc truy bài rồi bắt phạt, học thêm, thiếu công bằng trong kiểm tra...

Đến năm lớp 10, Thái Anh bị sốt xuất huyết khiến cháu phải nghỉ học dài ngày. Chương trình học quá nặng, thời khóa biểu dày đặc nên Thái Anh bị sốc sau khi quay lại trường.

“Như giọt nước tràn ly, sau khi kết thúc lớp 10, tôi quyết định cho Thái Anh nghỉ học ở trường và tự học ở nhà. Không lâu sau đó, thấy được thành công từ người con trai đầu, tôi quyết định tiếp cho đứa còn lại theo mô hình tự học ở nhà”, anh Quốc Anh kể.  

Dù không học ở trường nhưng cả Thái Anh và Nhật Anh đều đang luyện thi chứng chỉ quốc tế về trung học IGCSE (The International General Certificate of Secondary Education), học tiếng Anh, học đàn (Nhật Anh học đàn ghita, Thái Anh học piano), tập thể dục, làm việc nhà...

Cũng theo anh Quốc Anh khả năng tiếng anh của hai con rất tốt, nhiều lúc nói chuyện, các cháu thường xen vào ngôn ngữ tiếng anh. Thậm chí, trong nhiều cuộc tranh luận các cháu không sử dụng từ tiếng Việt nào. Với kiến thức tốt, hai em đã đạt được nhiều chứng chỉ tiếng Anh như, tháng 9/2016, Thái Anh thi IELTS đạt 8.5, lúc ấy cháu chưa tròn 13 tuổi. Riêng Nhật Anh thi IELTS vào tháng 7/2015 đạt 8.0.

Chùm ảnh về hai anh em Home-school (học tại nhà) Nhật Anh và Thái Anh:

Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly ảnh 2

Thái Anh là người chuyên phản biện, giúp anh trai mình tìm ra được những kiến thức hay cách giải toán mới.

Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly ảnh 3

Hai anh em cũng là đôi bạn thân trong mô hình Home-school của mình.

Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly ảnh 4
Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly ảnh 5

Ngoài việc tự học ở nhà, Thái Anh còn tham gia các lớp học khác về nghệ thuật và đặc biệt là piano. Trong khi đó, Nhật Anh thì đam mê thể dục, thể thao với bộ môn tập thể hình.

Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly ảnh 6
Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly ảnh 7
Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly ảnh 8

Ngoài việc học, cả hai đều chăm chỉ làm việc nhà phụ giúp bố mẹ.

Hai câu chuyện "nhớ đời" ở nhà trường

1. “Một lần Nhật Anh không thuộc bài, thế là cháu cùng với gần 20 bạn phải đứng trước phòng ban giám hiệu nhà trường trong giờ ra chơi cầm cuốn tập học bài. Là một nhà giáo, tôi phản đối hình phạt đó bởi tôi cho rằng nó không hiệu quả. Giờ giải lao là khoảng thời gian học sinh được nghỉ ngơi để phục hồi khả năng tiếp thu, bắt đứng như thế làm sao các em học được. Cô chủ nhiệm lại bảo: “Em chỉ cho các cháu đứng một tuần để các cháu sợ thôi”.

2. “Trong lớp, học sinh đi học thêm thì không bị truy bài, bạn nào không học thêm như con tôi thì cô cho đến 10 trang bài tập về nhà. Làm không hết sẽ bị phạt ngồi xuống, đứng lên với số lần tăng gấp đôi sau mỗi lần có lỗi. Gia đình thấy bé than mỏi chân, hỏi kỹ thì mới tá hỏa.

Riêng môn tiếng Anh dù cháu học tốt, bài kiểm tra của cháu đúng mà cô giáo chấm sai làm cháu cứ nói vui: “Cô hài hước quá!”.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Đinh lệ Hường

Mỗi gia đình có 1 điều kiện khác nhau để áp dụng dậy con sao cho phù hợp. Ở trườg hợp trên thì nhà anh chị đều là giáo viên ít nhiều còn có trình độ sư phạm nhất định. 2 con trai chơi với nhau cũng đỡ buồn. Chứ đại đa số các bạn khác phụ huynh khác làm gì có trình độ mà dậy con. Học ở nhà thì lấy đâu ra bạn bè để giao tiếp để biết về xã hội như thế nào. Đi học thì mới có môi trường để các bạn ý giao tiếp chứ .

Thích Trả lời

Nguyễn mạnh Tú

Nhà nước mình cũng nên cho các cháu học sinh tự do trong học tập . Cứ đến kỳ thi cho đăng ký thi đậu thì cấp chứng chỉ đã học xong lớp đó. Đủ chứng chỉ các lớp thì cho tốt nghiệp. Đủ bằng tốt nghiệp ba cấp thì cho thi đại học.

Thích Trả lời

Thảo đinh

Thí sinh tự do

Thích Trả lời

Cánh chim

Câu chuyện này chỉ nói lên sự cố chấp đến mông muội của bậc làm cha mẹ! Những người làm giáo dục nhưng quá hạn chế về suy nghĩ, tư duy... Mặt khác, họ cũng đang cố bào chữa gượng gạo bằng kết quả IELTS!

Thích Trả lời

Lynpt

Ký ức tuổi thơ với các bạn cùng trang lứa cũng quan trọng chứ, bạn cùng lớp, cùng khoá, cùng trường.

Thích Trả lời

lehonganh

Anh rất dũng cảm. Rất tiếc mình không có thời gian làm việc này. Nói thật con học lớp 2 nhưng cô để tự bơi.

Thích Trả lời

Xuân Thành

Làm cách nào để thi TNQG?

Thích Trả lời

Vuong Bat

Sao lại sợ 2 cháu không có giao tiếp xã hội? Gia đình các cháu có ở trên hoang đảo đâu, các cháu vẫn theo học một số lớp ở ngoài, các cháu vẫn chơi dùa với các bạn cùng trang lứa trong ngõ xóm. Gia đình này không nuôi dậy con theo kiểu hoàng tử công chúa, các cháu còn biết nấu ăn, làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, điều mà hầu như các cháu đi học ở trường công không biết và không có thời gian.

Thích Trả lời

Vuong Bat

Cho con học ở nhà đâu có làm mất tuổi thơ của con mà chúng ta nâng tầm quan điểm lên như "Thuyết âm mưu" vậy . Chương trình giáo dục công lập bây giờ quá nặng, lại học thêm nữa, như vậy mới là giết chết tuổi thơ của trẻ. Trước kia thời chúng ta nghỉ hè 3 tháng -trông em, về quê với ông bà, chơi với các anh chị em họ, gắn kết tình cảm, gần gũi với thiên nhiên. Bây giờ học cả hè t rước khi vào lớp 1 đã phải đi học thêm để biết đọc biết viết trước nếu không thì không theo kịp Nhìn các cháu ở thành phố học cấp 3 rồi mà cầm con dao gọt hoa quả cho vào mồm còn lóng ngóng mà chán. Cũng thương vì các cháu đi học suốt ngày cũng mệt mỏi .

Thích Trả lời

Toàn Sinh

Đến trường đâu chỉ có học kiến thức không đâu, còn tình bạn, rung động tuổi học trò nữa. Cha mẹ làm vậy là mất hết tuổi thơ các con rồi.

Thích Trả lời

Lan

Hay lắm! Nhưng vẫn thấy thiếu nhiều niềm vui mà tuổi học trò mang lại cho nhau. Đừng đổi lỗi cho học thêm vì ít ai được sinh ra trong gia đình có điều kiện như Nhật Anh

Thích Trả lời

Môn

Đây chỉ là hiện tượng cá biệt. Tiếng Anh chỉ là công cụ, phương tiện giao tiếp thôi. Số học sinh có khả năng tự học mà không cần thầy (cô) hướng dẫn không nhiều. Không phải gia đình nào cũng có khả năng dạy con mà không cần nhà trường. Trong trường đâu chỉ học mỗi kiến thức văn hoá đơn thuần. Mặt khác, những học sinh này giao tiếp với xã hội bằng cách nào nhỉ? Chẳng lẽ chỉ thông qua mạng xã hội?

Thích Trả lời

AT

Nếu gia đình có điều kiện, cha mẹ có hiểu biết, có trình độ và con em cũng có tinh thần tự học tập, tự nghiên cứu thì học ở nhà cũng tốt thôi. Còn nếu ko có những điều kiện trên thì sợ rằng khó đạt kết quả tốt.

Thích Trả lời

Hoang Diep

Cứ nhìn nhận thực tế giáo dục đi. Bố mẹ thông thái giỏi giang thì cho con học ở nhà cũng hay...

Thích Trả lời

Trần Dương Thái

Thật ra chương trình đào tạo của Việt Nam quá nặng so với giới trẻ. Chúng ta phân bổ chương trình giáo dục bất hợp lý và quá sức đối với các em, các môn phụ nên cho các em tham khảo và tự luận sẽ hay hơn là nhồi nhét và bắt học thuộc lòng. Đứng trên phương diện của một người đã từng làm giáo dục: tôi nhận thấy nếu không cải cách lại nền giáo dục thì vô hình chung chúng ta đi ngược với chu kỳ vận động và phát triển của thời đại!

Thích Trả lời

Tân

Theo trình độ đọc hiểu tiếng Việt của tôi thì 2 em đây chỉ đang theo học tại gia để lấy chứng chỉ trung học Quốc tế chứ bài viết chưa hề đề cập gì tới việc bố mẹ sẽ cho hai em đi du học. Mỗi người có điều kiện riêng , tiêu chuẩn riêng và cách thích nghi riêng, bạn không hiểu được cũng là thường thôi. Bạn sống đời bạn người ta sống đời người ta mà.

Thích Trả lời

Hoa

Có nhiều lý do bố mẹ của hai em mới cho con học ở nhà. Chuyện bằng cấp đã được người ta tính đến, luyện để lấy chứng chỉ trung học quốc tế IGCSE, chắc chắn hai em sẽ lấy bằng tú tài và tiếp tục con đường học vấn ở nước ngoài rồi. Quá nể hai em!

Thích Trả lời

Kiên

Cha mẹ đủ hiểu biết thì việc này rất hay .

Thích Trả lời

Tâm Bình

Xin hỏi ban: mục đích của việc học là cung cấp kiến thức, kĩ năng cho học sinh hay để nuôi giáo viên? Nếu vì mục đích thứ nhất thì các cháu này đã đạt được, chứng tỏ giáo dục của ta có vấn đề. Các cháu sẽ có khó khăn khi không có bằng TNPT để thi vào trường ĐH ở Việt Nam. Nhưng các cháu sẽ thi lây chứng chỉ quốc tế để đi du học. Các thầy cô nên suy ngẫm về trường hợp này. Khi HS quay lưng lại với nhà trường mà vẫn giỏi thì...

Thích Trả lời

Phạm Ngọc Hùng

@Huy Liêm:bạn là hiện thân của "bằng cấp" giấy. Xã hội thực tiễn, nơi con người làm việc sẽ cấp bằng cho họ.

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Hứng tên lửa đạn đạo, Israel giáng đòn trừng phạt nghiêm khắc nhằm vào Houthi

Hứng tên lửa đạn đạo, Israel giáng đòn trừng phạt nghiêm khắc nhằm vào Houthi

TPO - Israel đã tiến hành một chiến dịch không kích rộng khắp nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Yemen, cáo buộc phong trào Houthi sử dụng các cảng và nhà máy điện cho mục đích quân sự. Trước đó, ngày 6/7, Houthi phóng một tên lửa đạn đạo vào khu vực miền trung Israel, khiến còi báo động không kích vang lên ở nước này.