Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ

Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ
TP - Theo thông tư liên tịch quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật giữa ba Bộ: GD&ĐT, LĐ-TB&XH và Tài chính người khuyết tật được áp dụng nhiều chính sách về giáo dục (GD). Thông tư có hiệu lực từ ngày 5/3.

Theo đó, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi; được hưởng chế độ tuyển thẳng vào THPT như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người; 

Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo Quy chế tuyển sinh TCCN tùy tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo. Cũng theo đó, người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ và hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.

Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo quy định tại Quy chế tuyển sinh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.