Phương án thi 2 trong 1: Không thể để tác động bởi lực bên ngoài

Kỳ thi THPT quốc gia không thể để tác động bởi lực bên ngoài (kỳ thì THPT năm 2014 tại trường THPT Quang Trung - Đống Đa - Hà Nội). Ảnh: Như Ý
Kỳ thi THPT quốc gia không thể để tác động bởi lực bên ngoài (kỳ thì THPT năm 2014 tại trường THPT Quang Trung - Đống Đa - Hà Nội). Ảnh: Như Ý
TP - Ba phương án cho kỳ thi 2 trong 1 mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra đã thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Các nhà tuyển sinh đại học (ĐH) cũng bắt đầu thảo luận sôi nổi về vấn đề này. Phóng viên báo Tiền Phong đã trao đổi cùng ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM để biết về quan điểm của một nhà tuyển sinh ĐH.

Quan điểm chủ đạo của ông về kỳ thi 2 trong 1?


Về nguyên tắc, điều này khả thi nhưng phải thật thận trọng, phải lấy ý kiến của các chuyên gia, vì chúng ta đang ghép hai mục đích với nhau: Thi tốt nghiệp (đa số đạt); sàng lọc để tuyển sinh.

Ông có thể điểm qua những khó khăn trước mắt của kỳ thi này?

Một là vấn đề tổ chức thi; hai là chuyên môn về khoa học khảo thí.

Về chuyên môn, chúng ta phải nghiên cứu kỹ xem việc tích hợp các câu hỏi thi thế nào để tương thích với chương trình thí sinh đang theo học, kiểm tra năng lực thí sinh thế nào… Phải có cách nhìn nhận nghiêm túc của khoa học khảo thí khi đánh giá, đo lường chứ không thể làm vội vã.  

Một điều quan trọng nữa là đối tượng của chúng ta là cả triệu thí sinh nên phải quan tâm đến cả tâm lý, sự chuẩn bị kiến thức và sẵn sàng cho kỳ thi đến đâu.

Khâu tổ chức thi đòi hỏi phải nghiêm túc, đáng tin cậy trong khi ai cũng biết kỳ thi tốt nghiệp có độ tin cậy chưa cao như các trường ĐH mong muốn.

Vậy theo ông, năm tới có kịp thực hiện không?

Phương án thi 2 trong 1: Không thể để tác động bởi lực bên ngoài ảnh 1 Ông Nguyễn Hội Nghĩa,

Nếu Bộ GD&ĐT quyết tâm và cấp trên chỉ đạo sát sao thì cũng kịp nhưng rất căng! Nếu không kịp thì, theo tôi, có thể dời sang năm 2016, không nên vội làm vào năm tới, bởi nếu làm không cẩn thận thì hậu quả sẽ khôn lường.

Thi ở đâu, tổ chức như thi ĐH hay như thi tốt nghiệp, ai coi thi, ai chấm thi… Ông sẽ trả lời thế nào về những băn khoăn này của các nhà tuyển sinh?

Theo tôi, nên thiên về phương thức thi tuyển sinh đại học, dĩ nhiên không phải các trường ĐH làm hết từ đầu đến cuối. Chúng ta lấy mô hình kỳ thi tuyển sinh ĐH đó để áp dụng, nhân lực hay địa điểm không phải do các trường ĐH lo, vì đó, dường như không phải là việc của trường ĐH; nhưng mô hình và nhân lực chủ chốt nên là bên ĐH chịu trách nhiệm. 

Người ta đang có nỗi lo giám thị sẽ bị đánh, bị đuổi như những năm coi thi ở địa phương, ông nghĩ sao về việc này?

Nay sẽ thi theo cụm, không phải chia nhỏ “nát bét” ở các huyện như thời xửa thời xưa. Thí sinh sẽ được gom lại dự thi ở các địa điểm lớn, phát triển; cán bộ tốt mới được chọn làm thi; quy chế phải thật chặt chẽ…

Nếu những năm trước cán bộ trường ĐH chỉ tham gia với tư cách hỗ trợ thì nay, vì có phần tuyển của trường mình nên cán bộ phải coi đó là cuộc thi của họ và trường ĐH sẽ phải cử cán bộ có chất lượng nhất, tốt nhất tham gia. Khâu kiểm soát cũng phải thực hiện chặt chẽ hơn. 

Ở khâu chấm thi, dù là hai bên phổ thông và đại học phối hợp nhưng ĐH phải chủ trì để kỳ thi không thể bị tác động bởi bất kỳ lực bên ngoài nào. 

Theo ông, đứng ở góc độ tuyển sinh, trong ba phương án, cái nào khả thi nhất?

Nếu vì thí sinh thì không nên làm gì mới quá trong năm tới, vì học sinh đang được học thế nào thì thi nên gần với thứ đó để dễ dàng thích ứng. Ví dụ, năm 2015 có thể thi theo phương án 1 để thí sinh có thể thi theo các môn đang học. Nếu thực hiện ngay phương án 2 thì sẽ gây rắc rối cho thí sinh và có thể gây thiệt thòi cho họ. Đến năm 2017, sau khi đã có thông báo từ trước, có thể thực hiện thi theo phương án 2.

Phương án 3, tôi hơi e ngại, và cũng không dám nói mặc dù phương án 3 rất hay. Nhưng số đông thí sinh không ở khu vực thành thị sẽ làm thế nào có được sự công bằng với hai môn ngoại ngữ và công nghệ so với các thí sinh ở khu vực phát triển, trong tình hình dạy và học như hiện nay?

Phương án 3 rất hay. Nhưng số đông thí sinh không ở khu vực thành thị sẽ làm thế nào có được sự công bằng với hai môn ngoại ngữ và công nghệ so với các thí sinh ở khu vực phát triển.

 Ông Nguyễn Hội Nghĩa

Vậy ông lo nhất điều gì khi thực hiện 2 trong 1?

Ra đề là khâu đáng lo ngại nhất - làm sao đáp ứng 2 mục tiêu.
Có ý kiến cho rằng, kỳ thi tuyển sinh năm nay đã cho thấy hình hài của kỳ thi 2 trong 1. Vậy nên, các nhà tuyển sinh có thể kê cao gối ngủ và chờ đến lúc thi. Ông nghĩ sao?

Không đơn giản thế đâu. Chúng ta phải rà soát, xem lại mục tiêu, nhiệm vụ của kỳ thi tốt nghiệp, bổ sung vào mô hình thi tuyển sinh, vì kỳ thi tốt nghiệp cho ra kết quả chín mấy phần trăm đậu thì có thể làm gì đối với kỳ thi tuyển sinh đòi hỏi chọn người học! 

Dù có kết hợp cũng phải biến cải kỳ thi tuyển sinh cho thật khoa học và thực hiện có lộ trình: phương án 1 trước, sau vài năm mới thực hiện phương án khác... để thí sinh còn kịp chuẩn bị.

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...