Sẽ đào tạo cho 5,5 triệu lao động nông thôn

TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp tại hội nghị giao ban công tác đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp tại hội nghị giao ban công tác đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ TB&XH), giai đoạn 2018-2020 sẽ đào tạo sơ cấp nghề, đào tạo nghề thường xuyên cho khoảng 5,5 triệu người.

Tại Hội nghị giao ban công tác đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bà Phạm Thị Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên (Tổng cục giáo dục nghề nghiệp) cho biết, năm 2016 cả nước có khoảng 1,7 triệu người được đào tạo sơ cấp theo Luật giáo dục nghề nghiệp. Trong đó khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Năm 2017 sẽ có 1,6 triệu người được đào tạo.

Về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 5 năm (2010-2014) đã hỗ trợ tổng kinh phí là 4.139 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn Trung ương là 3.147,15 tỷ đồng, các địa phương bố trí gần 1.000 tỷ đồng).

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng gặp một số khó khăn trong đó có việc tổng hợp, thống kê kết quả đào tạo thường xuyên tại các doanh nghiệp. Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là danh mục nghề nông nghiệp ở một số địa phương vẫn còn dàn trải chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại.

Sẽ đào tạo cho 5,5 triệu lao động nông thôn ảnh 1

Các đại biểu tham dự hội nghị

Lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế. Định mức chi phí đào tạo cho từng nghề ở một số địa phương thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Đặc biệt hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg còn có các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác sử dụng ngân sách nhà nước để dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn do các Bộ, ngành quản lý, chỉ đạo nên có sự phân tán nguồn lực, trùng lặp đối tượng thụ hưởng và khó khăn trong theo dõi, thống kê, tổng hợp kết quả, hiệu quả dạy nghề. Người dân còn thiếu thông tin để tiếp cận đầy đủ, hiệu quả chính sách của nhà nước.Các địa phươnng bố trí nguồn lực cho dạy nghề còn chậm.

Đại diện các địa phương đã thẳng thắn trao đổi nhiều nội dung xung quanh vấn đề đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các ý kiến tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc xếp hạng đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn nhà giáo và nghiệp vụ sự phạm của nhà giáo ở dạy nghề dưới 3 tháng…

MỚI - NÓNG