Sĩ tử miền rừng cõng ước mơ về phố

Sĩ tử miền rừng cõng ước mơ về phố. Ảnh Cảnh Huệ
Sĩ tử miền rừng cõng ước mơ về phố. Ảnh Cảnh Huệ
TPO - Cái nắng như thiêu đốt vẫn không đánh bại được sức chịu đựng kiên cường của các sĩ tử tận vùng sâu, vùng xa của những huyện miền núi hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh về phố để lai kinh ứng thí.

Sáng ngày 30/6 tại cụm thi số 25, hơn 37.000 thí sinh ở 60 điểm thi do trường Đại học Vinh chủ trì và 12.000 thí sinh cụm địa phương đã đến làm thủ tục dự thi THPT quốc gia.

“Em quen với nắng nóng rồi, ngày mai bắt đầu chắp bút nên em có hơi run một chút. Thay vì trở về rừng hái măng chặt củi thì em sẽ cố gắng mọi cách để đạt điểm cao mới được đi học ở thành phố”, em Đặng Thị Thảo, trú xã Hương Minh (Vũ Quang – Hà Tĩnh) chia sẽ.

Thảo có một hoàn cảnh rất đặc biệt, nhà có 3 chị em nhưng đã sớm mồ côi cha. Mình người mẹ gầy yếu bệnh tật vất vả với nghề nông chăm các chị em ăn học. Tuy vậy, vì thuộc diện hộ nghèo, các anh chị của Thảo phải từ bỏ ước mơ đại học sau khi tốt nghiệp lớp 12 với lực học loại giỏi để đi lao động nước ngoài kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ và nuôi Thảo ăn học. 

“Cả nhà rất kỳ vọng ở em, các anh chị vất vả kiếm tiền ở nước ngoài cũng chỉ mong em thực hiện được ước mơ tiếp con đường đại học mà anh chị dang dở. Em sẽ theo ngành y để chữa bệnh cho mẹ, ước mơ cả đời em chỉ có thế”, rồi những giọt nước mắt tủi phận của Thảo rơi dài trên gò má của cô học sinh ngoan hiền đến từ huyện vùng sâu Vũ Quang của tỉnh Hà Tĩnh.

Sĩ tử miền rừng cõng ước mơ về phố ảnh 1

Các sĩ tử rất kỳ vọng ở kỳ thi quốc gia đầu tiên. Ảnh Cảnh Huệ.

Một ước mơ giản dị khác của sĩ tử Đoàn Xuân Hiếu đến từ huyện vùng cao Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Hiếu một mình bắt xe đò về TP Vinh để tham dự kỳ thi quốc gia đầu tiên đầy triển vọng. 

Với sức học loại khá, Hiếu tâm sự: “Ở làng em nếu không đậu đại học để tiếp bước con đường sự nghiệp thì về nhà chỉ có đi xuất khẩu lao động hoặc vào rừng làm lâm tặc mà thôi. Quê em mùa nắng thì khô khốc, mùa mưa xuống cũng nhạt nhẽo, em sẽ cố gắng thi điểm cao để tìm cho mình một tương lai tươi sáng hơn việc đi lao động nước ngoài như các bạn cùng làng”.

Tại điểm thi trường Đại học Vinh, sáng sớm, đội sinh viên tình nguyện đã tập trung ở cổng trường để phân luồng giao thông nhằm đảm bảo việc đi lại thông suốt. So với ngày hôm qua, lượng người tập trung ở tuyến đường này đông gấp nhiều lần nên đã xẩy ta tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các tuyến đường huyết mạch ở TP Vinh.

GS. TS Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng trường Đại học Vinh cho biết, kết thúc buổi sáng, đã có 36.361 thí sinh đến đăng ký dự thi, chiếm 97,7% lượng thí sinh dự thi tại cụm thi.

Năm nay với kỳ thi quốc gia đầu tiên, hầu hết các sĩ tử đều chung một tâm sự lo lắng, mong đạt được số điểm đỗ. Thành quả của 12 năm học và một ước mơ đổi đời đang được các em nung nấu.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.