Sinh viên đông Ukraine lo bằng đại học vô giá trị

Một phụ nữ xem kết quả thi đầu vào dán trên bảng thông báo của Đại học Donetsk, miền đông Ukraine, hôm 25/9. Ảnh: AFP.
Một phụ nữ xem kết quả thi đầu vào dán trên bảng thông báo của Đại học Donetsk, miền đông Ukraine, hôm 25/9. Ảnh: AFP.
Các sinh viên ở Donetsk, đông Ukraine băn khoăn liệu họ có thể kiếm được việc làm với tấm bằng do các trường thuộc phe ly khai cấp hay không.

Hiện tại, những sinh viên như Inna Shmarai ở Đại học Quốc gia thuộc thành phố Donetsk đang rơi vào tình trạng căng thẳng. Ngoài kỳ thi đang đến gần và các môn học phức tạp ở học kỳ này, vấn đề bằng cấp cũng khiến sinh viên năm thứ ba ngành kinh tế đau đầu.

Từ khi trường đại học của Inna bị các tay súng ly khai ở miền đông Ukraine tiếp quản, cô và các bạn không biết mình sẽ nhận được tấm bằng gì khi tốt nghiệp. Họ cũng băn khoăn liệu tấm bằng ấy sẽ thực sự có giá trị hay không.

"Hầu hết tất cả chúng tôi đều quan tâm tới bằng cấp của mình trong bối cảnh chính trị và chiến tranh hiện nay", AFP dẫn lời Inna vừa nói vừa bước vội vã đến giảng đường với chồng sách trên tay.

Inna và hàng nghìn sinh viên khác như cô hiện học tập tại trung tâm của cuộc chiến cam go giữa chính phủ Ukraine và lực lượng quân ly khai thân Nga.

Trường đại học của phe ly khai

Từ khi nắm giữ quyền lực trong cuộc xung đột đẫm máu bắt đầu hồi tháng 4/2014, phe nổi dậy phủ bóng u ám lên cuộc sống hàng ngày của người dân nơi họ chiếm đóng. Sự kìm kẹp của lực lượng ly khai mở rộng cả sang hệ sống giáo dục. Theo đó, các trường đại học hay học viện đều phải được chuyển giao cho nước cộng hòa tự xưng của phe này.

Lúc các tay súng thân Nga tiếp quản thành phố, Đại học Quốc gia Donetsk chính thức đóng cửa và phải chuyển giảng đường về thị trấn Vinnytsia, nằm sâu trong lãnh thổ do chính phủ Ukraine nắm giữ.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều phải chuyển. Hiệu trưởng cũ phải rời đi, thay vào đó là người đứng đầu mới do phe nổi dậy bổ nhiệm thay thế. Nhiều giáo sư và sinh viên vẫn duy trì công việc học tập, nghiên cứu tại đây. Hiện ngôi trường không được giới chức ở Kiev công nhận nhưng vẫn tiếp tục hoạt động giảng dạy và là nơi diễn ra các kỳ thi.

"Chúng tôi gọi ngôi trường đã đổi chủ là nhân bản vô tính", Hiệu phó Alexander Maznev nói. "Nó trở thành một thực thể hợp pháp nhưng sẽ không bao giờ là một trường đại học thự sự".

Các trường thuộc khu vực do quân nổi dậy chiếm đóng đang phải đấu tranh để có được tính hợp pháp. Khi thiếu sự đồng ý của chính phủ, bằng cấp của các trường sẽ không được Bộ Giáo dục Ukraine công nhận.

Sinh viên đông Ukraine lo bằng đại học vô giá trị ảnh 1

Khu giảng đường của Đại học Donetsk. Ảnh: AFP.

Tất cả mọi người đều sợ hãi

Giới chức ly khai cố gắng trấn an các bậc phụ huynh và sinh viên đang lo lắng khi tuyên bố rằng tên trường đại học, chứ không phải tên nhà nước, được đóng dấu lên tấm bằng tốt nghiệp.

Họ cho biết đang cố gắng thuyết phục Nga công nhận bằng cấp từ các trường đại học nằm trong tầm kiểm soát. Ngồi trong phòng làm việc, Igor Kostyenuk, Bộ trưởng Bộ Giáo dục của nhà nước tự xưng Donetsk Igor Kostyenuk cho hay bằng cấp mà nước cộng hòa non trẻ này cấp sẽ được chấp nhận ở "các nước thuộc đại lục Á, Âu", nghĩa là bao gồm cả Nga, Belarus và Kazakhstan.

Với một số sinh viên, lời tuyên bố ấy là tất cả sự đảm bảo họ cần.

"Tôi biết chính xác mình sẽ nhận được tấm bằng gì và bằng cấp của tôi do nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk cấp. Tôi cảm thấy rất vui nhận được được nó", Igor Makuzin, sinh viên năm nhất ngành lịch sử, chia sẻ khi vừa bước ra khỏi lớp học về lịch sử Nga. "Tôi không có mong ước làm việc tại đâu cả, mà chỉ muốn ở đây phục vụ cho nước cộng hòa của chúng tôi".

Không giống Makuzin, nhiều người khác có quan điểm đối lập.

"Hiển nhiên là chúng tôi có nhiều mối quan tâm cụ thể về vấn đề này, ai cũng lo sợ", Anastasiya Yermolaeva, bạn cùng lớp của Makuzin, cho hay. "Chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai và liệu chúng tôi có thể kiếm được công việc với tầm bằng này không".

Theo Bình Minh

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.