Thí sinh ngán các trường tốp trên

Thí sinh ngán các trường tốp trên
TP - 842.405 hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) đã được 29 Sở Giáo dục- Đào tạo phía Bắc bàn giao trực tiếp tới hơn 100 trường ĐH, CĐ hôm 6/5 tại Hà Nội.

Qua con số hồ sơ ĐKDT mà các Sở GD&ĐT nhận được từ thí sinh, số lượt đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ ở các địa phương năm nay tăng khá nhiều so với năm ngoái.

Tăng nhiều nhất có Bắc Giang: 5.500 hồ sơ (năm 2005 chưa đến 37.000 hồ sơ, năm 2006 : 42. 192 hồ sơ). Hầu hết các tỉnh khác tăng ở mức trên dưới 5  - 10% so với năm ngoái.

Nằm trong tốp tăng nhiều có Nam Định (2005: gần 46.000 hồ sơ, 2006: gần 50.700 hồ sơ), Thanh Hóa (2005: khoảng 96.000 hồ sơ, 2006: hơn 100.000 hồ sơ), Hà Nội (2005: hơn 79.000, 2006: 82.814), Hưng Yên (2005: 26.600, 2006: gần 30.000)....

Về việc hồ sơ ĐKDT tăng, các địa phương đều có cách lý giải giống nhau. Một cán bộ của Sở GD & ĐT Bắc Giang nói: “Năm nay nhiều trường CĐ tổ chức thi nên số lượng người có nhu cầu thi cũng tăng lên.

Chỉ tiêu tuyển của các trường ĐH, CĐ tăng lên cũng là một con số khuyến khích thí sinh mạnh dạn đăng ký dự thi”. Một số địa phương còn cho biết, năm nay là năm  đầu tiên họ nhận cả hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ phía Nam của thí sinh. Như Nam Định chẳng hạn, riêng hồ sơ ĐKDT vào các trường phía Nam của tỉnh này đã là 2.100 bộ.

Xu hướng chọn trường: thực tế hơn

Qua số hồ sơ mà các Sở mang về cuộc bàn giao trực tiếp cho thấy, xu hướng chọn trường để đăng ký dự thi của thí sinh tỏ ra khá thực tế.

Bà Tạ Song Hà – Phó Phòng GD Chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Hà Nội) – cho biết: Số thí sinh ĐKDT ở Hà Nội vào các trường tốp trên như ĐH Bách khoa HN, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng... giảm so với năm trước.

Trường có số hồ sơ ĐKDT nhiều nhất là ĐH Mở: 7.311 (chiếm khoảng 9% so với tổng số hồ sơ ĐKDT của Hà Nội). Tiếp đến là ĐH Thương mại: 5.722.

Một số trường CĐ được khá nhiều thí sinh lựa chọn để nộp hồ sơ như CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp I (4.775), CĐ Du lịch (3.841). Đăng ký vào ĐH Bách khoa HN chỉ có 2. 274 hồ sơ. Năm ngoái con số này là gần 3.000.

Với các tỉnh, sự lựa chọn số một của thí sinh dường như là ĐH vùng, các trường CĐ. Thanh Hóa. có đến hơn 11. 000 hồ sơ ĐKDT là vào trường ĐH Hồng Đức.

Trường xếp thứ 2 và thứ 3 “thua” Hồng Đức hàng ngàn hồ sơ nhưng vẫn là một trường ĐH vùng khác (ĐH Vinh, 3.480) và một trường CĐ (CĐ Sư phạm Mẫu giáo TW, 3.856). Vị trí thứ 4 cũng là một trường CĐ khác (CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp I, 3.090).

Tương tự, Hải Phòng thì nhiều hồ sơ ĐKDT vào ĐH Hải Phòng (9.559 hồ sơ/ tổng số 38. 400 hồ sơ); Phú Thọ thì nhiều hồ sơ ĐKDT vào ĐH Hùng Vương (3.837/ 21.685)....

Tỉnh Quảng Bình  là địa phương được sắp xếp để tham gia cuộc giao nhận hồ sơ khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, trong cuộc giao nhận hồ sơ trên, Sở GD&ĐT Quảng Bình chỉ giao trực tiếp cho các trường phía Bắc có 1.367 hồ sơ đó trong  tổng số 25.042 hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc.

Số hồ sơ còn lại (23.675 hồ sơ) của thí sinh Quảng Bình ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam (từ Thừa Thiên - Huế trở vào) được gửi đến các trường qua đường bưu điện! Không chỉ riêng với Quảng Bình, “Nam tiến” là một xu hướng khá phát triển với thí sinh ở nhiều tỉnh.

Lý do: Mặt bằng điểm tuyển các trường ĐH, CĐ phía Nam những năm trước thấp hơn so với các trường phía Bắc.

Theo số liệu ban đầu chúng tôi tập hợp được từ Sở GD&ĐT các tỉnh/ thành, trường Đại học Kinh tế quốc dân thu nhận được  17.700 hồ sơ ĐKDT  trong khi chỉ tiêu là 3.770 sinh viên.

ĐH Bách khoa Hà Nội nhận  hơn 10.100 hồ sơ, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH là 3.870, CĐ là  2.500;  ĐH Xây dựng: hơn 8.300 hồ sơ, chỉ tiêu: 2.800; ĐH Mở: hơn 22.500 hồ sơ, chỉ tiêu: 2.800; Học viện Ngân hàng: hơn 13.400 hồ sơ, chỉ tiêu ĐH: 1.500, CĐ: 500; Học viện Tài chính: hơn 14.000 hồ sơ, chỉ tiêu: 1.820; ĐH Thương mại: hơn 23.300 hồ sơ, chỉ tiêu:2.400; ĐH Ngoại thương: hơn 5.600, chỉ tiêu phía Bắc: 1.650; ĐH Hồng Đức: hơn 11.700, chỉ tiêu ĐH: 1.500, CĐ: 570; ĐH Thái Nguyên: gần 70.000, chỉ tiêu ĐH: 5.940, CĐ: 380; ĐH Sư phạm Hà Nội II: khoảng 15.000, chỉ tiêu: 1.500...

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.