Thủ tướng dự khai giảng tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Thủ tướng dự khai giảng tại Học viện Chính trị Quốc gia HCM
Thủ tướng dự khai giảng tại Học viện Chính trị Quốc gia HCM
TPO - Sáng nay (5/9), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương tham dự khai giảng năm học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ban Giám đốc Học viện đã thảo luận và thống nhất nội dung báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình Học viện, phương hướng, nhiệm vụ và kiến nghị, đề xuất.  

Trong thời gian qua, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có sự đổi mới mạnh mẽ các mặt công tác với phương châm: “Đột phá, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, trong đó chú trọng đảm bảo kỷ cương, kỷ luật; gắn chặt chẽ dân chủ với kỷ cương, kỷ luật; nâng cao tính hiệu quả, thực hiện đổi mới có trọng tâm, trọng điểm.

Với tinh thần khách quan và trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao, Ban Giám đốc Học viện đã thảo luận và thống nhất nội dung báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình Học viện, phương hướng, nhiệm vụ và kiến nghị, đề xuất.

Theo đó, định hướng phát triển Học viện giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030 là: Tăng cường vị thế của Học viện với tư cách là Trường Đảng Cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; là một cơ quan Đảng đặc thù trong hệ thống các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng; là trung tâm quốc gia duy nhất có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho toàn Đảng và hệ thống chính trị.

Cùng với đó, tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là đổi mới nội dung chương trình.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học vừa để bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vừa góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược, chính sách, pháp luật; vừa để phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện.

Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch và cơ cấu lại một số đơn vị trực thuộc theo hướng xây dựng Học viện thành một thể thống nhất. Rà soát, sửa đổi và hoàn thiện các quy chế hoạt động, đặc biệt là quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong toàn Học viện.

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của Học viện để xứng tầm là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận của hệ thống chính trị...

Thủ tướng dự khai giảng tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ảnh 1 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai giảng năm học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Thủ tướng dự khai giảng tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ảnh 2

Đã có hơn 6.000 sinh viên đại học

Đối với đào tạo đại học và sau đại học, Học viện Trung tâm và các Học viện trực thuộc đã tổ chức nghiêm túc kỳ thi tuyển sinh đầu vào đại học, đại học chính trị văn bằng 2, cao học và nghiên cứu sinh theo chỉ tiêu được duyệt của Bộ GD&ĐT. Tính đến tháng 8/2017, Học viện đang quản lý 6.216 sinh viên đại học;  3.653 học viên cao học, 457 nghiên cứu sinh các chuyên ngành.

Công tác quản lý đào tạo được tăng cường. Các khâu trong quá trình đào tạo như: tuyển sinh, phân bổ chỉ tiêu đào tạo, chế độ học tập, viết đề án, đi thực tế, quản lý học viên... đều được cải tiến theo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, đúng tiến độ và đúng quy định. 

Quản lý đội ngũ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng và kiêm giảng được quy chế hóa gắn với hoàn thiện chế độ, chính sách đối với giảng viên. Việc lấy ý kiến phản hồi của người học đối với giảng viên được tiến hành có nền nếp. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học viên được đổi mới và tăng cường, từng bước chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật học đường. 

Ngoài ra, công nghệ thông tin được ứng dụng trong quản lý đào tạo nhằm cải cách hành chính trong công tác quản lý đào tạo, khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.