Trường cao đẳng sư phạm xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ 9 điểm

Trường cao đẳng sư phạm xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ 9 điểm
TPO - Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh vừa thông báo điểm sàn nhận hồ sơ trúng tuyển đợt hai của các ngành Sư phạm Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh là 9 điểm, bằng mức trúng tuyển đợt một.

Phương thức xét tuyển đợt hai của trường này theo công thức: 50% chỉ tiêu theo kết quả học tập THPT - xét học bạ; 50% theo kết quả thi THPT quốc gia 2017.

ĐH Sư phạm (ĐH Huế) cũng thông báo tuyển nguyện vọng đợt hai ngành sư phạm, nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt một là 12,75.

Mức điểm 12,75 của ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tương ứng điểm sàn 15,5, được tính theo công thức sau: Điểm môn chính nhân đôi, cộng với điểm hai môn còn lại rồi chia 4 và nhân 3. Sau đó, điểm này được cộng với điểm ưu tiên.

Tổng chỉ tiêu cho mức điểm xét hồ sơ 12,75 là 224 ở các ngành Sư phạm Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Trường cao đẳng sư phạm xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ 9 điểm ảnh 1 Công thức tính điểm của ĐH Sư phạm - ĐH Huế.
ĐH Sư phạm Vinh công bố mức nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào tất cả ngành (trừ Ngôn ngữ Anh) là 15,5.

Trong một diễn biến khác, việc mức điểm chuẩn bằng điểm sàn của ĐH Sư phạm Huế (ĐH Huế) nói riêng và nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm địa phương chỉ lấy 9-10 điểm khiến dư luận lo lắng về chất lượng giáo viên trong tương lai.

PGS Văn Như Cương cho rằng, điều đáng buồn của mùa tuyển sinh năm nay là điểm ngành sư phạm thấp quá, đại học chỉ bằng điểm sàn 15,5 điểm còn cao đẳng chỉ 9-10 điểm.

Chúng ta đang tiến hành đổi mới cơ bản và toàn diện, chúng ta thay đổi chất lượng giáo dục. Ai là người làm việc ấy, ngoài những chủ trương đề, ngoài việc thay đổi sách giáo khoa thì giáo viên là những người xung kích đi đầu.

“Với một lực lượng giáo viên đầu vào chỉ có 9-10 điểm thì 3 năm nữa thì  sao cáng đáng công việc đổi mới giáo dục được? Đổi mới giáo dục lâm nguy nếu chúng ta có đội ngũ xung kích chất lượng không có. Điều này được báo trước”- PGS Cương nhận định.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.