Vì sao nhiều học sinh, sinh viên Mỹ mắc bệnh tâm thần?

Áp lực thành đạt và mặt trái truyền thông xã hội góp phần làm gia tăng bệnh tâm thần trong học sinh, sinh viên. Ảnh: Getty Images.
Áp lực thành đạt và mặt trái truyền thông xã hội góp phần làm gia tăng bệnh tâm thần trong học sinh, sinh viên. Ảnh: Getty Images.
TP - Thống kê cho thấy, 10% SV đại học đã nghĩ đến hoặc có kế hoạch tự sát. Theo báo cáo của Đại học Emory, có hơn 1.000 trường hợp tử vong do tự sát tại các trường đại học ở Mỹ mỗi năm.

Theo các chuyên gia đầu ngành của Mỹ, căng thẳng, áp lực học hành, nhiều kỳ vọng và mặt trái của phương tiện truyền thông xã hội là những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) Mỹ mắc bệnh tâm thần. 

Trong cuộc đánh giá sức khoẻ SV các trường đại học trên toàn nước Mỹ năm 2014, có tới 33% SV được khảo sát cho biết, họ cảm thấy chán nản trong vòng 12 tháng trước. Gần 55% nói rằng luôn cảm thấy lo lắng, trong khi 87% luôn cảm thấy bị choáng ngợp bởi quá nhiều trách nhiệm. Gần 9% nghĩ đến việc tự tử trong năm qua.

Một cuộc điều tra năm 2015 của Trung tâm Sức khỏe tâm thần đại học thuộc Đại học Penn State cho thấy, 20% SV tìm kiếm việc điều trị sức khoẻ tâm thần, chiếm một nửa số cuộc hẹn tại các trung tâm tư vấn tại trường.

Theo TS Gregg Henriques, giáo sư tâm lý học tại Đại học James Madison (Mỹ), kết quả điều tra sức khoẻ tâm thần từ giữa những năm 1980 cho thấy, 10-15% thanh thiếu niên có vấn đề đáng kể về sức khoẻ tâm thần. Tỷ lệ này hiện nay là 33-40%.

Jason Selby, Đại học Oregon, nói: “Áp lực thành công trong suốt thời gian học là rất lớn. Thực tế, SV dành phần lớn thời gian để lo lắng về việc làm thế nào để bổ sung vào bản lý lịch của họ sao cho đẹp, cho sau này dễ xin việc, thay vì lo lắng về cách hoàn thiện bản thân”.

Theo Monica, học sinh trường trung học Barnard ở New York, ngay cả trước khi vào đại học, em đã gặp phải áp lực lớn về học tập để có thể được nhận vào trường đại học “xịn”.

Monica nói: “Tôi là một đứa trẻ lúc nào cũng thực sự lo lắng”. Đối với Margaret Kramer, cựu SV Đại học South Carolina, áp lực học tập cộng với áp lực xã hội đã khiến cô bị rối loạn ăn uống trong suốt thời trung học.

Sự hiện diện ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông xã hội cũng góp phần tạo áp lực cho cô luôn phải cố gắng hoàn hảo. Theo TS Jason Addison, phương tiện truyền thông xã hội có thể thúc đẩy sự so sánh không thuận lợi giữa các đồng nghiệp, bạn bè cùng lớp, cùng trường, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tâm thần.

Theo các chuyên gia tâm lý học của Mỹ, cần phải tăng cường giáo dục về sức khỏe tâm lý cho HSSV. Hơn nữa, cần phải có thêm các quỹ chăm lo sức khỏe tinh thần cho thế hệ trẻ.

Các triệu chứng của bệnh tâm thần gồm chán nản, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa và đỉnh điểm là muốn tự tử. Tự sát là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong số SV đại học tại Mỹ. Trong một báo cáo năm 2011 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh của Mỹ, 39.518 vụ tự tử được ghi nhận tại nước này.

Thống kê cho thấy, 10% SV đại học đã nghĩ đến hoặc có kế hoạch tự sát. Theo báo cáo của Đại học Emory, có hơn 1.000 trường hợp tử vong do tự sát tại các trường đại học ở Mỹ mỗi năm. Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết SV tự tử đều bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh tâm thần khác.

Các chuyên gia nói rằng, SV hãy để ý hơn nữa tới bạn cùng lớp, cùng phòng. Nếu thấy họ có dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay cho trung tâm y tế của trường.

Mỹ cũng đã có các trung tâm tư vấn qua mạng khá tiện lợi và sẵn sàng hỗ trợ HSSV bất cứ lúc nào. Các dấu hiệu cảnh báo tự tử phổ biến bao gồm: Trầm cảm, thay đổi tiêu cực trong tâm trạng, cảm giác tuyệt vọng; Nói về tự sát, muốn chết; Thay đổi đột ngột về tính cách và hành vi; Đau đớn về thể xác và tinh thần; Giảm hiệu năng học tập; Xa lánh bạn bè hoặc các hoạt động xã hội; Đột ngột bình tĩnh sau một thời gian dài trầm cảm; Sự lo lắng sau khi mối quan hệ tan vỡ hoặc mất người yêu; Cảm giác thất bại, tuyệt vọng…

MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.