Yêu cầu đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo

TPO - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các đại học, học viện, trường đại học liên quan đến việc thực hiện Chương trình hành động số 2610/CTr-BGDĐT của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ chức triển khai chương trình khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các hình thức: đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp; tạo môi trường thuận lợi để sinh viên hình thành các ý tưởng khởi nghiệp, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng đó.

Kết nối các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên với doanh nghiệp và những hình thức hỗ trợ khởi nghiệp khác phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của địa phương và yêu cầu của ngành đào tạo.

Ngoài ra, cần chú trọng phối hợp với doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia nghiên cứu thực tế, thực tập, thực hành tại các doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ quá trình đào tạo với môi trường làm việc thực tế của sinh viên sau khi ra trường để có nguồn nhân lực phù hợp với thị trường lao động.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.