Làm việc cho cho cơ quan nhà nước, điều gì khiến bạn băn khoăn?

Làm việc cho cho cơ quan nhà nước, điều gì khiến bạn băn khoăn?
TPO - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc sẽ “đăng đàn” trong chương trình Đối thoại trẻ số 3 với chủ đề "Làm việc cho cơ quan nhà nước, điều gì khiến bạn băn khoăn?". Chương trình được phát sóng trực tiếp lúc 20 giờ, ngày 25/3 trên VTV6.

>> Không làm công chức vì môi trường và thu nhập

>> Đất nước cần người trẻ ở khu vực công

Làm việc cho cho cơ quan nhà nước, điều gì khiến bạn băn khoăn? ảnh 1
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc.

>> Bấm vào đây để đặt câu hỏi

Vì những bất cập về lương bổng, môi trường làm việc, điều kiện thăng tiến, chính sách đãi ngộ… mà nhiều bạn trẻ hiện nay không thích làm việc ở cơ quan nhà nước.

Thậm chí, không ít người có năng lực còn “cất bước ra đi”, làm việc cho các Cty tư nhân, tổ chức nước ngoài… sau một thời gian làm công chức. 

Là khách mời của chương trình Đối thoại trẻ số 3, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc - người rất tâm huyết với vấn đề nhân lực và thu hút nhân tài, sẽ đối thoại trực tiếp và cùng các bạn trẻ “mổ xẻ” vấn đề “nóng” này.

Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV6 của Đài Truyền hình Việt Nam, lúc 20 giờ, ngày 25/3.

Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, các bạn có thể đặt câu hỏi, nêu ý kiến trao đổi thẳng thắn với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc xoay quanh vấn đề này.

Các bạn cũng có thể chia sẻ những sáng kiến nhằm thu hút người giỏi làm việc trong khu vực công.

Hãy bấm vào đây để đặt câu hỏi

Ông Thang Văn Phúc từng tốt nghiệp Đại học Xây dựng, bảo vệ luận án tiến sĩ ở Nga.

Ông từng là Bí thư Đoàn Tổng Cty Xây dựng Thủy điện Sông Đà; Viện trưởng Viện khoa học Tổ chức Nhà nước; Phó trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ; Tổng thư ký Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ...

Hiện tại, ông Phúc là Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Giang; Email: Vanphongub2000…: Cần có một chính sách mới về quản lý hành chính

1. Đất nước đang phát triển mạnh nhưng lại bị kìm hãm bởi thủ tục hành chính lạc hậu: cán bộ công chức quan liêu, trình độ của một số lãnh đạo già cỗi, thay đổi chính sách chóng mặt, nghị định, thông tư, hướng dẫn chồng chéo nhau.

Nhiều khi, nghị định của Chính phủ ban hành, yêu cầu sau 15 ngày đăng công báo phải thực hiện, nhưng về đến địa phương mất cả năm triển khai không được.

2. Tình trạng cán bộ công chức: người làm được việc thì ít được quan tâm, người trình độ thấp biết nịnh, lại được thăng tiến. Cán bộ bỏ bê công việc, hạch sách dân chúng, rượu chè cả trong giờ hành chính…

Nguyên nhân do lãnh đạo không nghiêm, sợ khi bầu bán không bỏ phiếu cho mình. Thanh tra cấp trên thi không có, đi thanh tra thi có lịch trước, chưa làm việc đã đi nhậu và nhận phong bì.

3. Mức lương Nhà nước trả quá thấp so với thu nhập bình quân hiện nay, dẫn đến tình trạng tham nhũng.

Ví dụ: một người làm tạp vụ ở một cơ quan hành chính của huyện với tổng thu nhập 540.000 đồng/tháng. Trừ các khoản phải nộp như bảo hiểm xã hội, y tế 6%, công đoàn phí 1%, Đảng phí 1%, còn lại khoảng 500.000 đồng. Người đó sẽ chí phí như thế nào so với giá cả thị trường bây giờ (chưa kể nuôi con nhỏ)?

Hannah; Email: laiha…@yahoo.com

Ban than toi cung la mot cong chuc nha nuoc, duoc di hoc o nuoc ngoai, nhung nghi toi luc chuan bi ve lam viec nhu mot cong chuc, toi khong khoi ban khoan.

Toi luon co mot bau nhiet huyet lam viec va cong hien het kha nang cua minh. Toi duoc ra nuoc ngoai hoc tap, nhin dat nuoc minh con thua kem so voi nguoi ta, toi luon mong muon duoc dong gop ban tay va khoi oc nho be cua minh de xay dung dat nuoc.

Toi co the san sang hy sinh, tham chi chap nhan ca dong luong it oi khi lam trong khu vuc nha nuoc. Nhung van de dat ra lieu toi co duoc tao dieu kien, sap xep vao nhung vi tri cong viec phu hop voi kha nang cua minh de cong hien khong?

Duong nhu trong cac co quan nha nuoc, de sap xep mot vi tri, nguoi ta nhin vao quan he cua nguoi do va nhung tieu chi khac ma quen di tai nang. Neu phai di cau canh nguoi khac de co một vi tri thich hop voi minh thi ban than toi khong muon. Do la nhung dieu toi ban khoan, xin chia se.

Quang Thang; Email: Thang_KT@....com

Tôi không hiểu tại sao cùng là cán bộ phục vụ đất nước mà lại bi phân chia khác nhau về mức lương.

Ví dụ 1: Cán bộ chiến sỹ công an, quân đội cũng phục vụ nhà nước, cùng bằng cấp, lại có mức lương khác rất nhiều khu vực hành chính nhà nước.

Ví dụ 2: Cán bộ ngân hàng, kho bạc, thuế, bảo hiểm xã hội, lại có rất nhiều khoản thưởng, rồi nhân hệ số 1, 2, 3, thậm chí là 4 mà cán bộ cơ quan hành chính nhà nước lại không có.

Tôi thiết nghĩ, vấn đề này cần được xem xét lại. Đây đều là tiền nhà nước mà lại được phân chia khác nhau vậy.

Một bạn đọc

Thưa Thứ trưởng, tôi muốn hỏi một công chức nhà nước mới, hưởng lương 1,5 triệu đồng, trong đó chi tiêu cho cuộc sống hàng tháng: thuê nhà 500 nghìn, tiền xăng xe đi lại hàng tháng 150 nghìn, ma chay, cưới hỏi 50 nghìn/tháng, ăn cơm bụi 15.000 đồng/suất x 30 = 450.000 đồng, buổi tối và buổi sáng 2 gói mì tôm = 4.000 đồng x 30 = 120.000 đồng.

Vị chi, mỗi tháng: thuê nhà, xăng xe, một đám cưới, ăn cơm 30 bữa trưa, sáng và tối ăn mì tôm, ngoài ra không làm gì khác nữa, vậy mỗi tháng cũng bỏ ra được 230.000 đồng. Công chức nhà nước thế là giàu rồi?

Chu Bình Nguyên

Chúng ta phải nói thẳng, nói thật và dám nhìn vào sự thật. Nếu đem mức lương được đãi ngộ theo chế độ nhà nước ban hành thì mấy người mua nổi một căn hộ cấp 4? Như thế mấy ai thích làm việc trong lĩnh vực công?

Hoàng Lan; Email: hoangthilan…@yahoo.com.vn

Tôi là một cán bộ. Điều khiến tôi băn khoăn nhất hiện nay là cơ chế bổ nhiệm cán bộ và chính sách sử dụng cán bộ. Không có lý do gì để biện minh cho việc thủ trưởng đơn vị để cho cơ quan bung bét mà không hề liên can gì cả. Cơ quan có thẩm quyền và người ký quyết định đề bạt vị thủ trưởng đó cũng vô can nốt.

Với cơ chế như vậy, tôi thấy hiện nay, làm lãnh đạo còn dễ hơn làm cán bộ thường. Với cương vị là một người có trách nhiệm trong việc tham mưu cho Nhà nước về công tác cán bộ, đồng chí Thứ trưởng sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Một bạn đọc

Việc thu hút người "làm được việc", rồi mới nói đến “người tài”, phụ thuộc mấy yếu tố sau:

1. Chúng ta thực sự học tập Bác Hồ, lựa chọn người phải đặt cái Đức, Tài lên trên hết để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo. Mạnh dạn giao việc cho người cán bộ nguồn để thử sức và quyết định bổ nhiệm sau này.

2. Trước đây, lương thời "bao cấp" tính: nhà ở (tất nhiên là phân phối), gạo, thực phẩm, và nuôi con... Hiện nay, trong mức lương tối thiểu không tính đủ các yếu tố đó nên đồng lương không nuôi nổi cán bộ công chức.

3. Cần có sự phân định rõ chức danh, nhiệm vụ của từng công chức, bộ máy đi kèm với trình độ để giảm bớt số người thừa, bộ máy thừa mới tăng lương được.

4. Phải thực hiện được việc chống tham nhũng quyết liệt, chống chạy chức, chạy quyền, làm lành mạnh môi trường làm việc thì việc tăng lương sẽ hiệu quả.

5. Các chế độ tuyển dụng, biên chế, các chủ trương... của Nhà nước phải được thực hiện cụ thể, minh bạch chi tiết.

Cao Bá Trung; Email: caobatrung…@yahoo.com: Cơ chế hiện nay không thu hút được người tài

Tôi từng được biết có kỳ thi công chức với hơn 100 người tham gia, trong đó có 16 người đang làm hợp đồng tại đơn vị đó. Kỳ thi đó có 17 người đỗ, trong đó có 16 người đang làm hợp đồng nói trên, còn 1 người ở ngoài là con 1 vị quan chức nào đó...

Đấy! Với cách tuyển dụng như vậy thì tìm đâu ra người tài?

Tôi không cho rằng tất cả những người trúng tuyển đều không xứng đáng nhưng tôi tin việc tuyển dụng đó không khách quan! Bản thân tôi chưa bao giờ có ý tưởng vào làm trong các cơ quan Nhà nước! Nếu thực sự cần người tài, Đảng và Nhà nước phải thay đổi chế độ đối với công chức, tuyển dụng chặt chẽ và chất lượng hơn...

Một công chức có 13 năm công tác

Tôi là một công chức ở một tỉnh nghèo. Cuộc sống chật vật vì không có gì khác ngoài lương. Nhưng tôi đồng ý rằng đất nước ta còn khó khăn, cần có sự hy sinh, cống hiến của nhiều người, nhiều thế hệ.. để xây dựng xã hội ngày càng phát triển.

Tôi nghĩ rằng, phần lớn công chức đã bỏ việc hoặc đang muốn bỏ việc không phải vì lương quá thấp so với bên ngoài. Điều quan trọng nhất là môi trường làm việc.

Trong công tác phải làm sao để mỗi công chức đều có một mục tiêu phấn đấu rõ ràng, phù hợp với năng lực và phải được hưởng một sự đánh giá công bằng.

Thế nhưng, các vị lãnh đạo đã dám nhìn thẳng vào thực trạng phân công công tác và bổ nhiệm ở các cơ quan Nhà nước chưa? Các vị đã làm gì để khắc phục những tồn tại "ai cũng biết mà không ai nói ra" chưa?

Nếu chưa làm được điều đó thì số lượng công chức bỏ cơ quan Nhà nước sẽ còn tăng.

Còn về lương, tôi nghĩ rằng, cần có cải cách phù hợp nhưng cũng không nên so sánh với bên ngoài vì sẽ chẳng quốc gia nào trả lương công chức bằng với doanh nghiệp được.

Doanh nghiệp chỉ cần đến lợi nhuận cụ thể, còn các cơ quan Nhà nước có những nhiệm vụ nặng nề hơn. Đấy là chưa nói đến cường độ làm việc, các chế độ bảo hiểm, các quyền lợi chính đáng khác… ở các doanh nghiệp thường không đảm bảo.

Le Hong; Email: Hong…2008@yahoo.com

Thưa ông Thang Van Phuc, xin hoi ong moi thang ong thu nhap bao nhieu? Co ý kien cho rang, cong tac su dung can bo qua yeu, mot trong loi chinh la cac chinh sach cua chinh Bo Noi vu?        

Nguyễn Thị Hồng Mai; Email: n_hongmai…@yahoo.com

Tôi thấy có nhiều bất hợp lý trong vấn đế sử dụng nhân sự như: khi đề bạt một cán bộ nào đó thì điều đầu tiên mà thủ trưởng đơn vị quan tâm là người đó có phải là đảng viên hay không.

Nếu là đảng viên thì không cần phải bàn tới nhưng nếu không phải là đảng viên thì cho dù anh giỏi và năng nổ thế nào thì cho tới tuổi nghỉ hưu, vẫn bình chân như vại...

Nguyen Thu Huong: Lương, việc làm và cuộc sống

Vợ chồng tôi làm việc trong cơ quan nhà nước của một tỉnh miền Trung. Lương cả hai vợ chồng tổng cộng chỉ được 2. 900.000 đồng. Trong khi đó, giá cả lên vùn vụt hàng ngày. Lương mới lên một chút, giá cả lại lên gấp hai, ba lần.

Công việc ở cơ quan ngày càng nhiều, xã hội càng phát triển, đòi hỏi những cán bộ trẻ như chúng tôi phải học tập để nâng cao kiến thức. Nhưng đi học thì phải tốn kém nhiều, vì thế tôi thấy, mức lương như hiện nay ở cơ quan nhà nước không đủ cho những đôi vợ chồng trẻ như chúng tôi đảm bảo cuộc sống hàng ngày, chứ chưa nói gì đến việc mua đất xây nhà ở.

Nguyễn Thị Lan Anh

Được vào làm việc trong cơ quan nhà nước là một vinh dự, nhưng bản thân tôi còn thấy nhiều bất cập. Khó khăn nhất vẫn là tiền lương.

Với giá cả thị trường như bây giờ, lương công chức như tôi phải mất 3 ngày làm việc mới đủ một ngày ăn cho cả gia đình (gồm 2 vợ chồng và 1 con).

Nguyễn Tuấn Sơn; Email: Nguyentuanson…@Yahoo.com.vn: Bất công cho những người có năng lực

Tôi thấy trong các cơ quan nhà nước có nhiều bất công cho những người có bằng cấp và năng lực thực sự. Theo tôi, Nhà nước nên có chính sách khác nhau giữa những người học chính quy và học tại chức (như số năm nâng bậc lương nhiều hơn, hệ số lương thấp hơn...), nếu không người ta lo học hành để thi vào trường đại học chính quy làm gì?

Mot cong dan

Toi thay cong tac can bo hien nay o khu vuc cong cua ta rat yeu. Nhung nguoi tai thuc su chua duoc coi trong, quan tam dung muc. Nguoi gioi hon, co bang cap cao hon, lam nhieu viec hon nhung luong lai thap hon. Do do, khong giu chan duoc nguoi tai o khu vuc cong la tat nhien roi.

Can phai co cai cach lon trong cong tac can bo thi khu vuc cong moi tuyen va giu chan duoc nguoi tai.

Nguyễn Quý Ninh; Email: …nhien@yahoo.com.vn: Người tài đã mất dần niềm tin

Thưa ông Thứ trưởng, người có tài có đức, ngoài việc cần có điều kiện tối thiểu để sinh sống và cống hiến, thì điều họ cần hơn là thật sự được tôn trọng và được tạo môi trường có văn hóa, có tiện nghi để thể hiện năng lực. Nhưng đa phần người tài trong các cơ quan nhà nước đều bị thiếu các yêu cầu đó!

Có nhiều kẻ kém tài, kém đức, nhờ vào mánh khóe, nịnh bợ, chạy chọt, lại được sự hỗ trợ tích cực của cái gọi là "cơ cấu, cơ chế " của nhà nước mà “leo” lên lãnh đạo. Họ mặc sức tự tung, tự tác, tham ô, móc ngoặc để lấy lại số vốn đã bỏ ra chạy chọt.

Theo tôi, nếu cứ để tình trạng này tiếp tục xảy ra thì nguy cơ chảy máu chất xám rất cao!

Có ông lãnh đạo cho rằng: không sao, người tài phục vụ ở đâu mà chả được! Không phải thế đâu! Các cơ quan nhà nước ở bất cứ quốc gia nào cũng phải là " chủ đạo". Nên sớm có một kế hoạch quy mô và triệt để để giữ lại người tài. Không thể nói suông mãi được!

Nguyễn Hữu Giáp; Email: nguyenhuugiap…@yahoo.com.vn: Lương và cuộc sống

Tôi là kỹ sư xây dựng hiện công tác tại một cơ quan quản lý nhà nước. Tổng lương của tôi là 2,07 triệu đồng/tháng. Với mức trượt giá hiện nay, quả là cuộc sống của tôi quá khắc nghiệt.

Mặc dù đã có các doanh nghiệp tư nhân mời làm việc cho họ với mức lương cao hơn 3 lần nhưng với bao năm công tác như vậy, thật khó khăn cho tôi khi quyết định ra đi.

Đó là tôi còn có nhà, còn các kỹ sư trẻ, nếu làm việc cùng môi trường như tôi mà thu nhập trung bình 1,5 - 1,7 triệu đồng/tháng thì cuộc sống sinh hoạt lúc này là gánh nặng nhất. Vậy, Nhà nước nên có những chính sách gì để giữ các kỹ sư có trình độ trong các cơ quan nhà nước?

Hà; Email: liebevoll…_bk2002@yahoo.com.vn: Sắp xếp lại tổ chức, đánh giá đúng năng lực

Tại sao xuất hiện tình trạng người tài có xu hướng rời khỏi công sở? Môi trường làm việc trì trệ, điều kiện làm việc lạc hậu, cùng với sự ghen ghét, đố kỵ, đã làm cho người có năng lực không còn muốn làm việc cho các cơ quan công quyền nữa.

Bên cạnh đó, ở nhiều nơi vẫn tồn tại thực trạng người nọ đang phải… nuôi người kia, trong khi cuộc sống của họ chưa được đảm bảo. Ví dụ: Một người làm được 3.000 đồng, một người làm 1.000 đồng, nhưng mức lương được nhận lại như nhau là 1.500 đồng.

Đó chính là điều lý do khiến người có năng lực rời khỏi cơ quan nhà nước để tìm những nơi mà giá trị thật của họ được thừa nhận.

Một bạn đọc

Tôi phục vụ trong quân ngũ đã 15 năm cùng chồng mình. Chúng tôi có 2 con nhỏ, một cháu 5 tuổi, một cháu 3 tháng tuổi. Hiện nay, gia đình tôi phải thuê nhà hàng tháng mất 1,2 triệu đồng. Cháu lớn đi học mỗi tháng phải đóng 300.000 đồng. Thuê người giúp (trả lương và nuôi ăn) hết 1 triệu đồng/tháng… Vậy mà thu nhập cả hai vợ chồng tôi là 5 triệu đồng/tháng.

Để có tiền chi tiêu ăn, mặc, học tập… chưa kể bố mẹ già ốm đau, rồi tang gia, cưới xin, ốm đau, bệnh tật, chồng tôi phải làm thêm ngoài giờ. Ngoài 8 tiếng ở cơ quan, chồng tôi lại xa gia đình thêm 4 tiếng nữa vì công cuộc mưu sinh. Thế nhưng, cuộc sống của chúng tôi vẫn rất chật vật khi giá cả ngày một leo thang.

Ngày nào cũng lo toan cơm áo gạo tiền, không còn thì giờ để nghĩ đến giải trí nữa. Đã thế, chung tôi còn đang rất lo vì không có nơi nào nhận trông trẻ 5 tháng tuổi. Người giúp việc đòi tăng lương thì mới trông con cho...

Nói chung, có rất nhiều lý do làm ảnh hưởng tới cuộc sống của công chức. Thế nhưng, có quá nhiều bất cập như chế độ tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ, ưu tiên....

Vậy xin hỏi Thứ trưởng, với sự đầu tư, quan tâm đến quyền lợi của người lao đông như hiện nay của nhà nước ta thì sau 10 năm, 20 năm nữa, liệu người Việt Nam có cải thiện được tầm vóc, giống nòi và trình độ của người lao động?

Lý Hiển Long; Email: Lyhienlong…@Gmail.com

1. Hiện nay còn một thực tế: rất nhiều người có trình độ (tốt nghiệp chính quy) không thân thế thì lại khó xin đúng việc (đúng ngành nghê) ở cơ quan nhà nước, còn người không trình độ (thi rớt đại học hoặc cao đẳng), có lý lịch tốt (gia đình tham gia cách mạng trước đây) thì lại được nhận vào làm việc, sau đó được bố trí đi học (thông qua hình thức đào tạo tại chức để có tấm bằng hợp pháp).

Đây có phải đây là vấn đề lãng phí không? Sắp tới, Nhà nước có chủ trương gì trong vấn đề này và có làm triệt để không?

2. Làm việc trong cơ quan Nhà nước hiện nay, người ta rất ngại tình trạng người có kiến thức, làm được việc thì không được trau dồi, người làm không được việc thì lại được cử đi học và có thể làm lãnh đạo?

Nguyen Thi Kieu Hung; Email: Kieuhung261176

Muc luong 1,2 trieu dong mot thang la qua thap so voi cuoc song mà cai gi cung len gia, den chong ca mat. Nha nuoc phai co chinh sach gi chu moi nam nang luong duoc hon mot tram ngan mot thang thi song sao noi.

Toi da co hai con, chong cung cong chuc nha nuoc, khong du de mua sua cho dua be, khong du tien hoc cho dua lon, lai phai chi tieu hang ngay, thu hoi lam sao tap trung hoan toan vao cong viec.

Dinh Xuan Son; Email: dinhxuan…_son@yahoo.com.vn

Tôi xin phép được hỏi, thống kê lại có phải trên 80% cán bộ làm trong cơ quan nhà nước (những nơi có thu nhập khá), đều là con em các lãnh đạo lớn, hoặc ít nhiều cũng có mỗi quan hệ mật thiết?

Nguyễn Anh Thuận; Email: anhthuan_ttrabcvt@yahoo.com:

Cơ quan nhà nước có phải là nơi chờ đợi của những mưu cầu tiến thân về chính trị? Phải chăng có rất nhiều người chịu bỏ đi những đam mê, chịu "Nhẫn" để tìm cơ hội để sau khi có vị trí thì tìm cách lấy lại những gì mình đã mất? Nếu như vậy, đó là tiền lệ xấu cho những thế hệ tiếp theo.

Nam San; Email: nuidoiyu@yahoo.com: Quan trọng là cơ chế để phát huy năng lực

Tôi cho rằng, cái mà các bạn trẻ, cũng như những người có tâm huyết trăn trở khi làm việc ở khu vực hành chính công bây giờ, không phải là lương bổng hay những chế độ đãi ngộ khác. Họ cần môi trường làm việc có thể phát huy hết khả năng.

Khi năng lực chưa được đặt lên hàng đầu trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, những nỗ lực cải cách khác khó mang lại hiệu quả như mong muốn. Quan điểm của tôi chắc chắn không có gì mới, chỉ có điều, chúng ta đã thấy hành động mới nào cho vấn đề này chưa?

Thứ trưởng có thể chỉ ra bao nhiêu ví dụ ở những nơi mà người ta bổ nhiệm theo năng lực thực sự? Những đơn vị hành hành chính nào mà ở đó môi trường làm việc luôn tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết sở trường của mình và nếu có thì kết quả ở đó ra sao?

Những ví dụ này có thể thấy rất nhiều ở doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.

Thứ trưởng có thể cho biết, ở các nước tiên tiến, mô hình hoạt động của họ có điểm nổi bật nào trong việc phát huy năng lực cá nhân? So sánh với Việt Nam, đâu là bất cập trong tuyển dụng và vận hành những con người làm việc trong bộ máy đó?

Nguyễn Hoàng; Email: hinhster@gmail.com: Chế độ đãi ngộ

Tôi là một cử nhân kinh tế loại khá, từng công tác ở những Cty lớn trong và ngoài nước với mức lương không dưới 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nhận thấy mình là một đảng viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, tôi nghĩ mình phải làm gì đó xứng đáng. Mình đã hứa như thế nào trước cờ Đảng? “Suốt đời phấn đấu cho đất nước".

Với lại, gia đình cũng muốn tôi làm việc gần nhà, vì thế, tôi quyết định về làm cán bộ Nhà nước.

Với mức lương hiện tại mà tôi được hưởng là 2.34 x 85% x 540.000, nghĩa là đúng 1 triệu đồng. Hiện nay, với tình trạng giá cả leo thang, 1 đĩa cơm “bụi” buổi trưa đã 15 nghìn đồng, vậy thì chúng tôi và những công chức khác sống làm sao.

Tôi cũng từng chứng kiến không biết bao nhiêu công chức giỏi không thể trụ lại với Nhà nước và thế là họ phải tìm đến nơi mà mức lương đủ để họ trang trải cuộc sống.

Vậy xin thưa Thứ trưởng, đồng chí đã có chính sách và suy nghĩ gì để đảm bảo chúng tôi không phải về "chốn cũ" với mức lương hiện tại như vậy? Nếu có, chúng tôi phải chờ đến bao giờ?

Một bạn đọc

Nhà nước ta lúc nào cũng nói "chọn người có đức có tài để bầu" vậy mà khi đi làm việc tôi mới thấy sự bầu chọn gần như không có. Nhiều trường hợp nhờ quan hệ tốt với thủ trưởng đơn vị nên được đề bạt, thậm chí kể cả không có cả bằng cấp.

Tôi mong rằng, Nhà nước đưa ra quy chế bầu lãnh đạo để người thẳng tính, không biết lấy lòng sếp nhưng có trình độ và đạo đức được đề bạt trong cơ quan. Theo tôi, nên đưa ra thủ tục như sau:

Lấy ý kiến của đồng nghiệp, sau đó mới đưa phần trăm số phiếu lên cơ quan bổ nhiệm, để cơ quan bổ nhiệm đề bạt chứ Thủ trưởng cơ quan không được tự làm văn bản bổ nhiệm trình sẵn cho cơ quan có trách nhiệm ký duyệt.

Longdt; Email: longdt…@yahoo.com:

Tôi thấy ông thứ trưởng nói chất lượng cán bộ hiện nay yếu kém do lịch sử để lại là võ đoán, ngộ nhận  Thử hỏi, ông có phải lầ người do lịch sử để lại không?

Hơn nữa, nếu nhìn lại, ta không thể phủ nhận trong đội ngũ cán bộ thế hệ trước có nhiều người rất tài. Chỉ tiếc người sử dụng quá kém nên nhiều người không thể đóng góp được cho đất nước.

Nhiều bạn trẻ bày tỏ quan điểm xung quanh vấn đề tại sao không muốn làm việc cho nhà nước. Những ý kiến đó đều rất xác đáng và thực tế.Tôi cũng xin góp một ý kiến nhỏ vào vấn đề này.

Nhiều bạn cho rằng lương công chức là thấp. Đúng là như vậy, song chưa đủ. Nếu phân tích kỹ, ta thấy con số tuyệt đối về lương là thấp, nhưng nếu so với năng suất lao động bỏ ra, sản phẩm lao động và so với GDP thì lương không phải thấp mà còn… rất cao.

Điều này đã được Tiến sĩ Nguyễn Quang A chứng minh trên VietNamNet. Khi Quốc hội soạn thảo quy chế về bù giá vào chế độ xe con cho các qua chức, có một số vị trí được bù khoảng 15 - 30 triệu đồng nếu tự túc xe. Như vậy, chỉ riêng khoản bù giá này, lương đã cao ngất trời rồi.

Tôi có anh bạn làm việc ở đơn vị nhà nước, than rằng cả tháng không "được" ăn cơm nhà.  Đấy là chưa kể phong bì, phong bao, quà cáp, đi chơi... Nói chung, đối với một số người thì cơ quan nhà nước vẫn là môi trường hấp dẫn. Chỉ cần đóng trọn vai theo chỉ ý của lãnh đạo, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến.

Ở đó bạn đừng nghĩ sẽ đứng được trên đôi chân, làm theo năng lực của mình. Đừng bao giờ bạn tỏ ra thông minh hơn lãnh đạo. Nếu may mắn, bạn được làm việc dưới quyền một sếp thông minh, tài ba, còn không bi kịch sẽ đến với bạn. Lúc đó, càng tài giỏi bao nhiêu, bạn càng thấy khổ bấy nhiêu.

Bạn phải chống đỡ, gắng gượng. Kết quả là sức lực cạn kiệt, trí tuệ thui chột. Bạn sẽ cảm thấy chán nản và buông xuôi, sống an phận. Vì vậy , làm cho cơ quan nhà nước hay không là tùy vào suy nghĩ và động cơ của từng người. Có thể đó là một bệ phóng tốt cho một số người, song cũng là máy nghiền nếu ai không tuân theo luật chơi của nó.

Tran Ha Thanh; Email: cuccuconuong00@yahoo.com

Tôi tán thành ý kiến của một số bạn trẻ trong diễn đàn tranh luận này về cơ chế thu hút người tài vào làm trong các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, tôi có một lo ngại khác về năng lực của những người ra quyết sách, quyết định quan trọng, những người soạn thảo và tham mưu cho việc đề ra những cơ chế chính sách của Nhà nước.

Hiện nay, như chúng ta đều biết, rất nhiếu quyết định, văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước vừa ban hành đã có vấn đề trong tuân thủ thực hiện. Điều nay ảnh hưởng không chỉ đến một con người, gia đình, đơn vị, cơ quan, lĩnh vực mà toàn bộ xã hội.

Tiền của để sửa chữa và bù đắp cho những sai lệch không chuẩn xác, khó có thể tính được. Tôi cũng là một công chức, không còn trẻ và tôi cũng từng tham gia (một mắt xích rất nhỏ) trong qui trình nên thấy thực sự lo ngại về điều này.

Nên chăng, Bộ Nội vụ cần rà soát lại quy trình ra văn bản pháp quy, lấy ý kiến và những quyết định quan trọng liên quan đến sự phát triển bền vững của nước nhà (con người cụ thể). Theo tôi, phải lựa chọn và có cơ chế đãi ngộ đặc biệt cho những người, bộ phận làm công tác này.

Tạ Thế Hùng; Email: thehung_du@yahoo.com

Bác nghĩ sao khi có một phần cán bộ lớn tuổi lúc nào cũng coi những cán bộ trẻ là thiếu năng lực nhưng lại rất sợ họ được đào tạo hay cho họ đi bồi dưỡng nghiệp vụ? Gặp những lãnh đạo như thế, theo bác, những chuyên viên trẻ phải làm thế nào?

Nguyen Minh Anh; Email: Minh…@yahoo.com.vn

Tôi là một kỹ sư xây dựng. Thời kỳ đầu, tôi làm việc ở một đơn vị sự nghiệp, lương hưởng theo sản phẩm rất khá.

Tôi đã công tác tại đây hơn 6 năm. Sau đó, tôi được điều động về một đơn vị quản lý nhà nước ở địa phương, với mức lương hành chính khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống (tôi đã có vợ và 2 con nhỏ).

Có doanh nghiệp tư nhân đồng ý trả lương cho tôi khoảng 5 triệu đồng /tháng, nhưng với truyền thống của một gia đình tham gia cách mạng, bản thân lại là đảng viên, nên tôi kiên định phải tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cách mạng của gia đình.

Tuy nhiên, mức lương trên ở thời vật giá leo thang khiến cuộc sống của tôi, cũng như hàng vạn công chức khác, gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, việc phát huy hết khả năng trí tuệ phục vụ cho công việc là rất khó.

Được biết Đảng, Nhà nước đã nhìn thấy vấn đề này và có biện pháp khắc phục, nhưng việc áp dụng còn rất chậm, lại tác động đến chúng tôi theo kiểu "nước lên thuyền lên", vì thế khó khăn tiếp tục khó khăn.

Xin hỏi: Thứ trưởng đã tham mưu gì để Chính phủ có chính sách tốt cho việc phát huy hết nguồn nhân lực hiện có, sau đó mới nghĩ đến việc thu hút nhân lực vào lĩnh vực hành chính?

Theo tôi, cần có chính sách để tác động ngay bây giờ đến đội ngũ công chức hiện có, nhằm phát huy hết khả năng, trí tuệ của họ.

Một bạn đọc

Giới trẻ rất tin tưởng vào đường lối của Đảng, Nhà nước, muốn cống hiến trình độ, sự hiểu biết của mình cho đất nước, tuy nhiên, không thể làm việc với đồng lương quá thấp như hiện nay trong cơ quan hành chính nhà nước.

Nếu tính các chi phí (phải đi vay) cho việc học sau 4 năm, thì với mức lương hiện tại của một sinh viên mới ra trường, sau ít nhất 20 năm, mới trả hết nợ (dùng toàn bộ tiền lương để trả nợ). Trong khi đó, nếu làm ở một Cty tư nhân, chỉ sau 5 - 7 năm đã trang trải hết số nợ.

Thử hỏi, Nhà nước có giải pháp nào để hấp dẫn sinh viên vào làm việc cho cơ quan nhà nước?

Hoàng Thanh Hà; Email: Hongpt…@yahoo.com

Nền hành chính của ta hiện còn rất nhiều tầng lớp chồng chéo. Bộ máy hành chính còn nặng về thủ tục. Hơn nữa, mức lương quá thấp so với các Cty, doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến nạn chảy máu chất xám trong các cơ quan nhà nước đang diễn ra rất nhanh, nhất là ở thời kỳ hội nhập.

Nhiều cán bộ có đức, tài, trình độ làm việc rất tốt, nhưng lại không được bố trí những cương vị xứng đáng. Những việc tốt, có thẩm quyền lại để cho con cháu các "CỤ"...

Đó là những vấn đề cháu muốn trao đổi với bác. Chúc bác sức khoẻ và hạnh phúc.

Hoang Phuong; Email: ngdan…@yahoo.com: Nên điều tra thực tế đội ngũ công chức.

Tôi rất tán thành ý kiến của bạn Hoàng Hà. Làm sao con nông dân như chúng tôi có chổ đứng trong cơ quan Nhà nước, dù có tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi. Các "QUAN" tổ chức có bao giờ dám điều tra thực tế "mối quan hệ" giữa đội ngũ công chức trong một cơ quan chưa? Đó là một mối quan hệ thân hữu, bà con, anh em, cha con.. và qua lại.

Một bạn đọc

Ông nghĩ thế nào khi một sinh viên làm thêm ngoài giờ cho một Cty tư nhân đã có mức lương thử việc bằng lương một công chức tốt nghiệp đại học, có thời gian cống hiến 25 năm trong cơ quan nhà nước?

Trần Minh Phương; Email: mphuong…@yahoo.com

Tôi được biết trong Đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2003 - 2007 có tính đến việc nâng hệ số lương cơ bản (bậc 1) từ 2.34 lên 2.5 hoặc 2.8. Mặt khác, Bộ Nội vụ dự kiến sẽ có mức phụ cấp nghề (phụ cấp công vụ) cho đối tượng là công chức nhà nước.

Vậy, nhanh nhất là đến khi nào mới thực hiện 2 phương án nâng lương trên? Vì hiện tại lương mỗi tháng của công chức là không thể đủ sống.

Trần Tích; Email: ditimgiacmo…@gmail.com

Thưa ông, ông nghĩ gì khi nhiều người cho rằng, làm việc trong cơ quan nhà nước, ngoài thu nhập thấp (nếu chỉ có lương không), không khí làm việc là một yếu tố khiến những ngưòi có tâm huyết dễ chán nản?

Thực tế ở nhiều cơ quan, giờ giấc không nghiêm, người làm chăm và có năng lực nhưng không luồn lách thì bị cô lập. Người ít năng lực nhưng "dẻo mồm", quan hệ chạy chọt giỏi thì lại được trọng dụng. Đây không chỉ là lỗi của thủ trưởng cơ quan đó, mà còn là khuyết tật của cả một guồng máy.

Vũ Đình Quế; Email: Dinhque68…@gmail.com

Tôi nghĩ, nhiều bạn trẻ bây giờ, nếu không chịu ảnh hưởng nào đó (gia đình, bạn bè...) thì hầu hết đều chọn con đường không làm cho cơ quan nhà nước bởi rất nhiều lý do.

Từ quá trình làm việc trong cơ quan nhà nước, tôi rút ra một kinh nghiệm: Hơi sai lầm khi vào cơ quan nhà nước quá sớm....Vấn đề tiền lương, công việc, bất đồng quan điểm với thế hệ đàn anh, đàn chú.... 

Nói ra quả cũng hơi quá đáng, nhưng thực sự các bạn cứ nghĩ kỹ mà xem. Học hành 4 -5 năm trời, ngốn của gia đình trung bình 100 triệu đồng. Ở nhiều nơi, vào nhà nước phải lo lót mất khoảng 30 – 70 triệu, vị chi là 130 - 170 triệu. Đây là tiền của gia đình. Làm việc, bạn được trả khoảng 1 triệu đồng/tháng. Tính chi li, khoảng 10 năm không ăn, tiêu thì mới lại vốn.

Bạn có chấp nhận điều này không?

Trong khi đó, ra làm cho các doanh nghiệp, chi phí đầu vào hầu như không mất. Mỗi tháng trung bình bạn cũng nhận 2 triệu đồng, mà năng lực của bản thân được phát huy tối đa, thường xuyên được trau dồi kiến thức.

Mặc dù biết không làm cho nhà nước là mình hơi ích kỷ nhưng điều kiện sống vẫn là vấn đề hàng đầu. Bạn không thể nói gì, làm gì khi không tự nuôi sống được bản thân.

Trần Nam; Email: trphuongnam@...com: Nên xem xét lai cách tuyển dụng công chức

Thật bất ngờ khi ông Thứ trưởng thống kê khoảng 30% cán bộ không đáp ứng được yêu cầu. Ông cũng cần phải xem xét lại cách thức tuyển dụng. Ở một tỉnh miền Đông Nam bộ nơi tôi sinh sống, họ tuyển dụng cán bộ rất lung tung.

Một số cán bộ lãnh đạo phòng ban cấp thị xã không học hành gì cả, thậm chí xuất thân từ tài xế xe tải, nhưng vẫn được tuyển dụng và bố trí vào các chức danh lãnh đạo cấp phòng. Sau vài năm như thế, chúng ta không thể nào giải quyết nổi hậu quả.

Dang Quoc Dam; Email: dam19802004@…

Hien nay trong cong chuc, viec chay chuc chay quyen, Bo Noi vu co biet khong? Neu Bo noi la khong biet thi phai di ngay de xem tinh hinh thuc te viec chay chuc chay quyen o Viet Nam, ke ca tinh trang mua viec tai cac co quan hanh chinh, su nghiep Nha nuoc.

Toi rat buon vi hien tuong nay lam chay mau chat xam. Nhung nguoi gioi nhung khong co tien de xin viec tai co quan nha nuoc. Nhung nguoi co tien, hoc thap, dao duc thap thi duoc vao lam ngay. Buon qua.

Nguyen Thanh Viet; Email: Viettnmt1…@yahoo.com.vn

Hien nay, dat nuoc ta trong thoi ky hoi nhap voi nen kinh te the gioi, tien toi cong nhiep hoa, hien dai hoa nen can nhung can bo quan ly o dia phuong that su co duc, co tai, nhung nguoi co kha nang xu ly tinh huong xay ra ngoai du doan mot cach khoa hoc, chuan xac.

Tai sao khong co che do dai ngo de thu hut nhung nguoi tre hoac cho dao tao nhung can bo tre co du dieu kien de co du kha nang xu ly nhunng tinh huong xay ra ngoai du doan?

Hien nay, thu nhap cua mot can bo, cong chuc moi duoc tuyen dung khong du chi cho cuoc song thuong ngay, vay Thu truong co bien phap gì ve chinh sach tien luong cho can bo, cong chuc de dam bao duoc cuoc song cua ho va gia dinh ho?

Thuc te o dia phuong co nhung can bo, cong chuc duoc danh gia la co nang luc da bo co quan nha nuoc di lam cho don vi san xuat kinh doanh vì thu nhap gap nhieu lan.

Tran Thang; Email: trantrongthang01_09_1979@…

Tôi hiện là công chức của một Bộ ở Trung ương và sắp tới sẽ chuyển ra ngoài làm việc.

Xin hỏi Thứ trưởng Thang Văn Phúc, với chính sách tiền lương như Nhà nước đang trả cho công chức: mức lương của một kỹ sư mới ra trường chưa đầy 1,4 triệu đồng mà phải thuê nhà ở Hà Nội thì sống bằng gì, cống hiến ra sao?

Khi đi làm thì lãnh đạo thiếu năng lực, không nắm được công việc, làm sao để người tài được tôn trọng? Thế mà những nguời như vậy vẫn được đề bạt, thăng tiến vì quan hệ tốt hay là lý do gì?

TRAN THANH HA; Email: vnspeek…@gmail.com: Còn băn khoăn

Tôi hiện là cán bộ của một cơ quan nhà nước. Tôi đã tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Kinh tế Quốc dân loại khá; đầy đủ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thực. Hiện tại, tôi vẫn đang yên tâm công tác, sẽ không có biến động gì trong công việc của tôi.

Tuy nhiên, cũng như nhiều bạn trẻ khác, tôi vẫn còn một số băn khoăn. Xin Thứ trưởng trả lời để các bạn trẻ khác cùng tham khảo:

1. Về thang bảng lương: Không biết Thứ trưởng đã tính thử xem tốc độ tăng lương của một người tốt nghiệp Đại học thấp hơn một người tốt nghiệp Trung cấp.

Cụ thể: Hai người cùng nhận quyết định tuyển dụng chính thức một ngày, thì sau 6 năm (giả sử lương cơ bản không thay đổi), người tốt nghiệp Trung cấp được hưởng 82,27 lần tháng lương đầu tiên. Trong khi đó, người tốt nghiệp Đại học chỉ được hưởng 76,77 lần tháng lương đầu tiên.

Tính đến tháng lương cuối cùng của năm thứ 6, người tốt nghiệp Trung cấp được tăng lương 32% so với tháng đầu tiên; trong khi người tốt nghiệp Đại học chỉ được tăng lương 13% so với tháng đầu tiên.

2. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý trong các cơ quan Nhà nước nhiều khi chưa tính đến năng lực công tác. Nhiều người tốt nghiệp ngành này được bổ nhiệm làm lãnh đạo ngành khác là chuyện quá bình thường?

Muốn trẻ hóa, thu hút cán bộ trẻ nhưng người ta có năng lực thì không bổ nhiệm chỉ vì lý do còn trẻ quá?

3. Luân chuyển cán bộ cũng nhiều khi làm cho cán bộ không yên tâm công tác, nhiều vị lãnh đạo lợi dụng chính sách luân chuyển cán bộ để mưu cầu cá nhân.

Mong Thứ trưởng xem xét và cùng trao đổi cho các bạn trẻ hiểu về chính sách và một số dự kiến của Chính phủ để thu hút cán bộ giỏi vào các cơ quan công quyền trong thời gian tới.

Văn Trung; Email: chung.ngt@....com.vn

Thứ trưởng cũng là một cán bộ công chức, xin cho biết mức lương của Thứ trưởng hiện có đủ để chi tiêu hàng ngày cho gia đình và đầu tư cho con cái đi học không?

Có một thực trạng mong Thứ trưởng lưu ý: Hiện chỉ có cán bộ công chức lãnh đạo (cấp phòng trở lên) mới đủ chi tiêu cho cuộc sống trong điều kiện giá cả thị trường "phi mã" như thế này. Còn lại, cán bộ công chức cấp dưới đều rất khó khăn, thiếu thốn.

Nguyễn Thanh Nhàn; Email: Thanhnhan…@yahoo.com

1. Thưa Thứ trưởng, như thông tin đã đưa, ngày càng nhiều công chức có tài, có tâm, có tín, có tình ở cơ quan Nhà nước (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) bỏ sang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ra lập doanh nghiệp vì bất bình với điều kiện và môi trường làm việc trong khu vực Nhà nước.

Bản thân Thứ trưởng nói riêng và Bộ Nội vụ nói chung có suy nghĩ, trăn trở và kế hoạch gì để "giữ chân" những người đó?

2. Thứ trưởng có nghĩ rằng họ rời bỏ cơ quan Nhà nước không phải nguyên nhân chính do lương thấp, do thiếu phương tiện làm việc mà là do môi trường làm việc (người kém đức, kém tài lại lãnh đạo, chỉ đạo người có đức, có tài hoặc là làm việc ánh tắc hoặc thủ tực hành chính rườm rà...) không?

Nếu Thứ trưởng biết điều đó thì với tư cách Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng thư ký chương trình cải cách hành chính, Thứ trưởng có ý kiến gì với Chỉnh phủ, nhằm giữ chân được những người tài?

NhanThanh; Email: nhanthanhn…@gmail.com

Chúng tôi nghĩ, khuyến khích, động viên những người trẻ tuổi, có tài, có tâm làm việc ở khu vực công mà ở đó, như Thứ trưởng nói, còn khó khăn, bất cập về tiền lương, môi trường làm việc... thì có lẽ vô cùng ít có người lại hy sinh “không đáng có” như vậy.

Ở đây, tôi nói hy sinh “không đáng có” là vì lương thấp, khó khăn, thiếu điều kiện làm việc (do chúng ta còn nghèo) còn được, chứ bất cập về môi trường làm việc, nhất là những người kém tài, kém đức, nhiều tiền lại đi lãnh đạo, chỉ đạo người có tài, có đức, trẻ tuổi thì khó có thể chấp nhận được.

Một thực tế hiện nay là trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị (chủ yếu là ở các địa phương, các ngành), ý kiến của những người trẻ tuổi (cho dù có học rộng, hiểu nhiều) cũng không được chú ý. Người ta chỉ chú ý người phát biểu đó ở cương vị nào (vì chỉ có người có chức, có quyền thì mới quyết định là nội dung của hội nghị, hội thảo có đạt được kết quả sau này hay không).

Nguyễn Minh Tuấn; Email: Nguyenminhtuan@....com

Theo tôi, một đất nước muốn phát triển theo xu hướng công nghiệp, hiện đại, văn minh lịch sự thì cần đầu tư phát triển công nghệ thông tin. Tức là, cần đào tạo những con người có trình độ chuyên môn, có đam mê.

Tuy nhiên, để cho những con người đó yên tâm công tác, đem lại lợi ích cho các cơ quan, công sở nhà nước thì chúng ta nên có một chế độ đặc biệt cho họ. Nếu không, họ sẽ ra đi tìm tới nơi đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống và yên tâm nghiên cứu phát huy năng lực của mình ở các doanh nghiệp nước ngoài – nơi có chính sách đãi ngộ tốt.

Phạm Thanh Tuyền; Email: pttuyen…@yahoo.com: Nên tăng lương nhưng không quá vội

Tôi từng là cán bộ công tác trong 1 trường đại học. Thu nhập hàng tháng chỉ khoảng 1,4 triệu đồng /tháng. Tôi thấy lương thấp quá trong khi sinh viên nào muốn ở lại trường phải tốt nghiệp loại khá giỏi trở lên. Trình độ ngoại ngữ phải B, C (Anh văn). Trong khi, cũng với trình độ đó, tôi chuyển sang công tác trong ngành ngân hàng thì mức lương là 8 - 9 triệu đồng /tháng.

Như thế thử hỏi, tại sao nhân viên giỏi không ra đi?

Đúng là trong ngành giáo dục hiện nay đang bị chảy máu chất xám rất lớn. Tôi được biết, có rất nhiều người công tác đến 9, 10 năm mà vẫn ra đi. Theo tôi, việc nâng lương là rất cần thiết nhưng đừng quá gấp rút để chúng ta có thời gian chuẩn bị.

Nguyễn Quốc Đạt; Email: nguyenquoc.dat….@gmail.com: Tăng lương trước cho cán bộ cao cấp

Ở khu tôi sống có một nữ cử nhân tốt nghiệp Đại học Ngoại thương loại khá, thông thạo tiếng Anh, có 4 năm kinh nghiệm. Cô ta được một ngân hàng trả 30 triệu đồng/tháng với chức danh phụ trách một chi nhánh ngân hàng ở một quận. Còn ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lương bao nhiêu?

Để tìm một người có năng lực như các ông Thống đốc hoặc Phó thống đốc không phải dễ. Về kinh ngiệm, cũng như khả năng chuyên môn, đương nhiên họ giỏi hơn nhiều so với cô cử nhân kia, vậy mà lương họ lại thấp hơn rất nhiều. Thật bất hợp lý! 

Theo tôi, nên có một cuộc cách mạng tiền lương từ trên xuống. Tức là, tăng lương thật cao trước cho cán bộ cao cấp (từ hàm Thứ trưởng trở lên chẳng hạn) tới mức ngân sách có thể chịu đựng được, sau đó, sẽ tăng dần các chức vụ duới. Tôi tin là nhân dân sẽ hoàn toàn đồng tình vì đó là sự công bằng và cũng góp phần chống tham nhũng, chống chảy máu chất xám.

Bạn đọc tên Nam

Một nghịch lý là người trẻ, giỏi thì muốn rời khỏi khu vực công, còn người lớn tuổi, kém cỏi thì muốn yên vị. Nếu tăng lương mà không cơ cấu và sắp xếp lại nhân sự thì không khác nào dùng lưới to để bắt cá nhỏ. Phải nhìn nhận thực trạng là công chức chúng ta chẳng những già mà còn yếu về trình độ chuyên môn.

Một bạn đọc

Theo tôi, muốn thu hút nhân tài vào nhiều khu vực công, cần phải có  cơ chế bầu cử, bổ nhiệm lãnh đạo công bằng. Hơn nữa, chế độ lương bổng cho nhân tài phải cao thì họ mới "bằng lòng" ở khu vực công được.

Một bạn đọc

Tôi không đồng tình việc ông Thứ trưởng phát biểu là vấn đề công chức chưa đúng chuẩn là do lịch sử để lại. Tôi biết ông muốn nói nói điều gì, nhưng thử hỏi, đất nước ta đã giải phóng hơn 30 năm, sinh viên tốt nghiệp đại học nhiều vô kể mà không có việc làm, thế mà các khóa học tại chức vẫn cứ mở đều đều.

Một bạn đọc

Nghe ông Thứ trưởng nói mà tôi thấy bất ngờ. 30% không đáp ứng yêu cầu ư? Vậy sao biết mà không xử lý, hay cần lộ trình thì bao nhiêu năm? Cần người tài hy sinh để cống hiến ư? Tôi nghĩ, chỉ cần một câu và một cái nhấp chuột thôi ông cũng có thể có thông tin về hàng ngàn người đủ tiêu chuẩn (chí ít thì cũng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại khá trở lên) sẵn sàng xin được hy sinh, xin được cống hiến.

PHAN ĐỆ; Email: phande06@yahoo.com.vn: Xin Thứ trưởng chỉ rõ, cụ thể nơi nào đang cần người tài?

30% CBCC không đạt yêu cầu: họ đang ở đâu ? Theo đánh giá của ông Bộ trưởng Nội vụ thì chỉ khoảng 30% trong số 1,7 triệu cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu, khoảng 40% “tàm tạm”, và khoảng 30% còn lại là chưa đáp ứng được yêu cầu.

Như vậy chỉ tính 30% số không đáp ứng được nhu cầu đã hơn nửa triệu người. Nguyên nhân có nhiều, kể cả nguyên nhân do lịch sử để lại. Nhưng theo tôi, cái khó là ở chỗ xác định tỷ lệ này thì dễ nhưng xác định danh tính cụ thể thì không dễ chút nào.

Các cơ quan, đơn vị đều báo cáo đội ngũ cán bộ, công chức đạt yêu cầu, vậy yếu kém nằm ở đâu, đơn vị nào ? Chính phủ đã có Nghị định 132 về tinh giảm biên chế, trong đó có rất nhiều chính sách ưu ái cho người không đạt yêu cầu được nghỉ hưu, nghỉ việc…. Không rõ cả nước đã giải quyết được bao nhiêu trường hợp theo Nghị định trên ?

Nếu không giải quyết được 30% số chưa đạt yêu cầu này (chưa kể 40% số "tàm tạm") thì bộ máy nhà nước không thể mạnh lên được. Hơn nữa, không giải quyết được thì lấy đâu ra "ghế" để nhận số trẻ có năng lực vào cơ quan Nhà nước.

Ông Thú trưởng kêu gọi thế hệ trẻ phải hy sinh cho đất nước, cụ thể là chấp nhận vào làm việc trong các cơ quan công, nhưng các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường, xin việc cơ quan nào cũng trả lời đủ “biên chế” rồi, không được nhận. Bộ Nội vụ có thể trả lời cho các bạn trẻ biết cụ thể nơi nào đang cần nhận người tài không ?

Cùng với kêu gọi sự dấn thân của tuổi trẻ, nhà nước nên nhanh chóng giải quyết sự yếu kém trong bộ máy, không đưa ra các đánh giá chung chung nữa mà phải có tiêu chí để chỉ ra được hơn nửa triệu người “không đạt yêu cầu” đang ở đâu, đơn vị nào để có giải pháp cụ thể đối với họ như cho đi học, chuyển công tác khác, nghỉ hưu, thôi việc… với những chính sách thoả đáng.

Làm như vậy sẽ tạo được môi trường làm việc thông thoáng, chất lượng, đồng thời tạo ra chỗ làm để tiếp nhận tài năng. Nếu làm được như vậy, tôi tin tuổi trẻ sẽ sẵn sàmg cống hiến cho đất nước.

Email: chuadao2004@yahoo.com; Muốn cống hiến cũng phải "đủ ăn đủ mặc"

Tôi là một sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia mới ra trường. Tôi đã từ bỏ Hà Nội về quê hương công tác. Cả gần 2 năm cống hiến hết mình (đến tháng 9/2007) tôi mới được hưởng lương theo hệ số. Nếu tôi không có sự hậu thuẫn của bố mẹ không biết mình sẽ sống thế nào?

Nếu tôi ở lại Hà Nội làm có lẽ cuộc sống của tôi sẽ khác, khác rất nhiều (tôi đã từng làm thêm lúc còn là sinh viên cho một Cty, lương 5 triệu đồng). Thưa Thứ trưởng, chúng tôi đã hy sinh nhưng sự hy sinh của chúng tôi không được ghi nhận.

Để hy sinh, cống hiến cho đất nước thì cái tối thiểu là chúng tôi phải có cái ăn, cái mặc. Thử đặt ra câu hỏi "Tôi rất cống hiến nhưng tôi không đủ ăn, rất nghèo" nói người dân ai nghe mình? Họ bảo là anh nói suông chứ bản thân anh có gì đâu".

Le Nguyen Hoang Ha, Email: hha982@yahoo.com: Muốn cống hiến nhưng không có chỗ

Chung toi the he 8X, rat dong y voi quan diem ve viec chon nganh, nghe doi voi lop tre can su hy sinh khi lua chon vao lam o cac co quan cong quyen kem hap dan hon ca ve su thang tien nghe nghiep va thu nhap so voi lam viec cho cac to chuc nuoc ngoai, hoac lam viec o nuoc ngoai.

Nhung hien nay co che, chinh sach cua chung ta khong dong bo, bo may co quan chinh quyen nha nuoc hien nay dang ton tai mot so luong khong nho can bo lanh dao, chuyen vien neu xet ca ve dao duc va chuyen mon that su chua xung dang.

Chinh ho la luc can lon, khong co cho cho so cong chuc tre chung toi vao lam viec ke ca khi chung toi chap nhan "hy sinh" nhung cung khong duoc yen than, nen that kho cho nhung nguoi tre co tai co tam huyet cong hien cho dat nuoc o moi cap do cua dat nuoc ta.

Chi khi nao Dang va Nha nuoc giai quyet duoc nan tham nhung, mua quan ban chuc, mua viec o chinh noi ho can minh thi moi mong co cho cho the he tre co tai tham gia vao viec nuoc, viec dan. Chung toi rat mong dieu nay som thanh hien thuc.

MỚI - NÓNG