Thủ khoa muốn vay tiền học đại học

Thủ khoa muốn vay tiền học đại học
TPO- Nhà nghèo, Nguyễn Lệnh Dũng (lớp chuyên Toán A1, trường THPT chuyên ĐH Sư phạm) quyết tâm vươn lên học giỏi. Đỗ thủ khoa ĐH Khoa học Tự nhiên (khối B) và đỗ Đại học Ngoại Thương (Khối A), cùng với 28 điểm, Dũng mong muốn sẽ được vay tiền để tiếp tục học đại học.

Thi xong về hái cà giúp mẹ

Nguyễn Lệnh Dũng, sinh năm 1992, tại Hoài Đức, Hà Nội. Bố mẹ làm nghề nông, nhà nghèo, nên ngay khi còn học lớp một, ngoài giờ đến trường, Dũng phải chăn trâu và lon ton theo mẹ cắt cỏ. Lên cấp hai, Dũng giúp bố mẹ việc đồng áng, từ cắt cỏ, tưới rau, hái cà đến gặt hái...

Đỗ cấp ba, với "con" xe đạp cũ bố mẹ chắt chiu mua cho, Dũng đạp xe gần 20km, học chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Chiều thứ sáu, Dũng đạp xe về nhà, tranh thủ làm thêm, kiếm tiền mua sách vở.

Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, Dũng không ngừng vươn lên, là học sinh giỏi cả 12 năm học. Dũng từng đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 9, được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11.

Cũng vì ý thực được "cái khó", nên thi đại học xong, Dũng về quê luôn, ra đồng hái cà giúp mẹ bán ở chợ quê. Hôm có kết quả, Dũng cũng biết mình đỗ thủ khoa Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) với 28 điểm (Toán 10 điểm, Sinh học 8 điểm và Hóa học 9,75 điểm) khi đang làm việc ngoài đồng.

Đỗ thủ khoa "khối thi tay trái"

Dũng học chuyên Toán của trường chuyên Đại học Sư phạm, nên khối A là thế mạnh, khối B chỉ được xem là "tay trái". Thế nhưng, không ngờ, Dũng lại đỗ thủ khoa.

"Toán là môn em học chuyên từ nhỏ (học cấp hai trường chuyên Nguyễn Văn Huyên), nhưng Sinh vật lại là môn học em yêu thích và có niềm đam mê từ năm học lớp 10".

Vì thế, Dũng thi thêm khối B với tâm trạng khá thoải mái. “Em mượn các đề thi môn Sinh từ những năm trước, photo ra thành nhiều bản và tự giải”.

Dũng bật mí, bí quyết học thật đơn giản: em học kỹ lý thuyết rồi làm nhiều bài tập. Đối với các môn trắc nghiệm thì làm thử một số đề thi để xác định các dạng bài có thể ra, rồi học tự luận. Em giải thật nhiều đề trước khi đi thi, sưu tầm những đề hay và khó, tự bấm thời gian, làm bài như thi thật.

Khi được hỏi về kết quả, Dũng cho rằng, không nằm ngoài dự đoán, nhưng gia đình và họ hàng, làng xóm bất ngờ về ý chí vươn lên của thủ khoa nghèo vùng quê khốn khó.

Muốn vay tiền để học

Ông Nguyễn Lệnh Khoát, bố Dũng vui vẻ, nói: “Từ hôm biết tin, cả nhà mừng phát khóc. Nhà nghèo, nuôi con đỗ đại học đã là mừng, nay cháu đỗ với điểm cao thì không còn gì vui hơn thế”.

Dù đỗ thủ khoa Đại học Khoa học Tự nhiên, nhưng Dũng cho hay, vẫn chọn khoa Tài chính Ngân hàng của Đại học Ngoại thương: “Mơ ước của em là trở thành một nhà kinh tế giỏi. Lý do rất đơn giản, em thích học Kinh tế hơn, vì em cảm thấy phù hợp với ngành này”.

“Từ nay đến ngày nhập trường, em sẽ cố gắng phụ giúp gia đình công việc đồng áng. Em hy vọng khi vào đại học, có thể được vay tiền để đi học” - Đó là điều mà cậu học trò nghèo mong muốn nhất lúc này.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.