T.Ư Hội phát động ‘Tình nguyện mùa Đông 2016’ và ‘Xuân tình nguyện 2017’

Anh Nguyễn Phi Long - Bí thư T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam cùng đại biểu, các tình nguyện viên, thanh niên làm nghi thức phát động
Anh Nguyễn Phi Long - Bí thư T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam cùng đại biểu, các tình nguyện viên, thanh niên làm nghi thức phát động
TPO - Ngày 3/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức phát động chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2016” và “Xuân tình nguyện 2017” với các chương trình, hoạt động như:  “Đông ấm cho em”; “Đồng hành cùng nông dân”; “Vì sức khỏe cộng đồng” và “Xuân tình nguyện”.

Anh Nguyễn Phi Long – Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam cho biết: Với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, T.Ư Hội LHTN Việt Nam kêu gọi các cấp bộ Hội, các bạn thanh niên tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những địa bàn khó khăn, các vùng biên giới, biển đảo; vùng ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, rét đậm, rét hại; xóa đói, giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Anh Nguyễn Phi Long đề nghị các cấp bộ Hội tập trung triển khai tốt các chương trình: “Đông ấm cho em”, “Đồng hành cùng nông dân”, “Vì sức khỏe cộng đồng” và hoạt động “Xuân tình nguyện” nhằm hỗ trợ, chăm lo Tết cho thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn và người nghèo.

Chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2016” và “Xuân tình nguyện 2017” được triển khai từ tháng 10/2016 đến hết tháng 2/2017. Các hoạt động được tổ chức rộng khắp, thiết thực, an toàn và bền vững gắn với nhu cầu từng địa phương, đơn vị.

Tập trung triển khai chương trình tại các khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, ở 63 huyện nghèo trên cả nước, Tây Nam Bộ... Trong đó, ưu tiên các địa phương khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, rét đậm, rét hại và tại các xã thuộc các huyện nghèo.

Chú trọng tổ chức các đội hình thanh niên tình nguyện đến các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các địa phương khó khăn, các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới, các đảo tiền tiêu của Tổ quốc; các hoạt động tình nguyện tại chỗ, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên và các lực lượng xã hội cùng tham gia.

Các nội dung chương trình, hoạt động cụ thể:

- “Đông ấm cho em”: tổ chức vận động, quyên góp chăn ấm, quần áo ấm, lương thực, thực phẩm, đồ dùng cá nhân, dụng cụ học tập; các nguồn lực xã hội hỗ trợ xây “Nhà bán trú cho em”, “Trường đẹp cho em”...

- “Đồng hành cùng nông dân”: tổ chức các đội hình tình nguyện có chuyên môn tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân cách chống rét cho lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ cây trồng, con giống vụ Đông - Xuân; vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ xây Nhà nhân ái, sửa nhà cho các hộ dân khó khăn bị ảnh hưởng bởi thiên tai; xây, sửa cầu đường, cầu nông thôn, bến đò ngang an toàn; nhà tránh lũ, chuồng trại chăn nuôi, vận động thanh niên tham gia các đội hình tình nguyện giúp dân xây, sửa các công trình...

- “Vì sức khỏe cộng đồng”: tổ chức tuyên truyền, khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân và trẻ em; đặc biệt chú trọng đến các thời điểm trước dịch bệnh; tập huấn các phương pháp sơ, cấp cứu cơ bản cho giáo viên và tư vấn dinh dưỡng cho cha mẹ học sinh tại các trường mầm non, tiểu học; hiến máu tình nguyện....

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.