‘Phi chính trị hóa quân đội’ là luận điệu phản động

‘Phi chính trị hóa quân đội’ là luận điệu phản động
Đó là khẳng định của Đại tá Bùi Quang Cường, Viện phó Viện Khoa học xã hội nhân văn, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. Theo ông Cường, đây là luận điệu phản động, phản khoa học nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội.
‘Phi chính trị hóa quân đội’ là luận điệu phản động ảnh 1

Sáng 27-2, tại buổi làm việc với Thành phố Hà Nội để kiểm tra việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cho rằng, trong quá trình đóng góp ý kiến vào dự thảo, đã có một số người lợi dụng việc đóng góp ý kiến để tuyên truyền, vận động nhân dân chống phá Đảng.

Cách đây hai ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã cảnh báo về việc xuất hiện tư tưởng suy thoái khi có người lợi dụng việc đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp để đưa ra tư tưởng muốn bỏ Điều 4, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, muốn đa nguyên đa Đảng, tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội. Nói cách khác là hiến định việc đặt quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng và quân đội không cần phải trung thành với Đảng.

Là người đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn ai hết Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, hiểu rõ ý nghĩa tên gọi của Quân đội ta - "Quân đội Nhân dân Việt Nam". Ông khẳng định: “Quân đội là do Đảng sinh ra, để đảm bảo thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, mà đường lối này xuất phát từ dân và vì dân. Cho nên, mọi hoạt động của quân đội được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được quản lý, điều hành của Nhà nước, tất cả những điều đó đều để phục vụ cho lợi ích chung là vì dân, vì đất nước, Tổ quốc, tương lai tươi đẹp của xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Ngoài mục đích đó, không có mục đích nào khác cả”.

Thực hiện nghĩa vụ của một công dân, với tâm huyết của mình, ông Đăng đang tích cực cùng nhân dân cả nước đóng góp vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ông cho rằng, việc tranh luận để đi đến thống nhất nhận thức cũng một là quá trình, song quan điểm phi chính trị hóa quân đội, nghĩa là quân đội phải trung lập, đứng ngoài chính trị... dù có lý giải thế nào thì quan điểm này cũng không được thuyết phục.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng nói: “Đảng là người khởi xướng thành lập ra quân đội, quân đội được lập ra cũng chỉ để đảm bảo lợi ích cho nhân dân, dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử từ khi có Đảng đến nay, chúng ta phải khẳng định mọi sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam nói chung và của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng đều gắn với sự lãnh đạo của Đảng.

Trong thực tế lịch sử, quân đội luôn gắn với giai cấp và luôn gắn với chính trị chứ không thể có một quân đội đứng ngoài giai cấp và đứng ngoài chính trị. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, quân đội đứng ngoài chính trị là một điều khó và không thể có như thế được”.

Đối với những người làm công tác nghiên cứu, lý luận như Đại tá Bùi Quang Cường thì cho rằng, quan điểm "Phi chính trị hóa quân đội" là một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng nước ta. Đây là luận điệu phản động, phản khoa học nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội.

Đại tá Cường khẳng định: “Không thể có và không bao giờ có một quân đội phi chính trị, trung lập, đứng ngoài giai cấp. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng lập, giáo dục, rèn luyện làm quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc.

Trước yêu cầu và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong giai đoạn cách mạng mới, vấn đề đặt ra là xây dựng quân đội là quân đội thực sự là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị, tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, của chế độ XHCN và của nhân dân”.

Lịch sử gần 70 năm chiến đấu và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội ta đã không ngừng phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng. Quân đội ta đã cùng với nhân dân cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù giành lại độc lập cho Tổ quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng, làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, làm hậu thuẫn vững chắc cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra cho quân đội ta những yêu cầu cao hơn, nặng nề hơn. Song quân đội ta luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, cần cù lao động sản xuất ra nhiều của cải vừa bảo đảm cho yêu cầu ngày càng cao của quốc phòng, vừa góp phần cùng toàn dân thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, sẵn sàng ứng phó kịp thời cùng với nhân dân phòng chống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân khi có bão lụt, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân. Quân đội ta thực sự xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và của nhân dân, xứng đáng với sự tuyên dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo VTV

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Huế bổ nhiệm 10 cán bộ chủ chốt, thành lập các BQL Dự án đầu tư xây dựng
Huế bổ nhiệm 10 cán bộ chủ chốt, thành lập các BQL Dự án đầu tư xây dựng
TPO - UBND TP Huế vừa công bố quyết định thành lập 3 ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực trên cơ sở hợp nhất các ban quản lý dự án cũ, trung tâm phát triển quỹ đất quận, huyện, thị xã trước đây và bổ nhiệm 10 cán bộ lãnh đạo, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả đầu tư công và phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ai còn sót lòng nhân đạo?

Ai còn sót lòng nhân đạo?

TPO - Dù vẫn giữ sức hấp dẫn bằng bạo lực và độ kịch tính dồn dập, mùa ba "Squid Game” (Trò chơi con mực) lại khiến khán giả chia phe vì cách mở rộng kịch bản và nhiều tình tiết phi logic.
Một số di tích ở phố cổ Hà Nội tạm dừng đón khách đến hết năm 2025

Một số di tích ở phố cổ Hà Nội tạm dừng đón khách đến hết năm 2025

TPO - Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo về việc tạm ngừng đón khách tham quan tại một số điểm di tích trên địa bàn để tu bổ, chống xuống cấp. Các di tích sau khi hoàn thành tu bổ sẽ được kỳ vọng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá lịch sử, kiến trúc và đời sống văn hóa truyền thống giữa lòng phố cổ.
Điều chưa từng có ở Hoa hậu Việt Nam

Điều chưa từng có ở Hoa hậu Việt Nam

TPO - Trải qua 37 năm phát triển, Hoa hậu Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là cuộc thi nhan sắc có uy tín, tầm vóc và sức ảnh hưởng hàng đầu. Đêm chung kết năm 2024, tổ chức trên sân khấu thực cảnh bên dòng sông Hương, không chỉ tìm ra top 3 xuất sắc, mà còn là minh chứng cho giá trị vững bền của một cuộc thi mang sứ mệnh tôn vinh vẻ đẹp Việt.
Làm phim cần vấp ngã và hồn nhiên

Làm phim cần vấp ngã và hồn nhiên

TP - Hội thảo “Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp của Việt Nam” trong khuôn khổ LHP Châu Á Đà Nẵng xoay quanh những câu hỏi về khả năng phát hiện và đào tạo một thế hệ những nhà làm phim trẻ của các khóa học điện ảnh chính quy lẫn ngắn hạn tại Việt Nam.
Thầy giáo nói về thành tích học tập xuất sắc của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Thầy giáo nói về thành tích học tập xuất sắc của Hoa hậu Hà Trúc Linh

TPO - PGS.TS Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng Đại học Tài chính - Marketing - cho biết gần 20.000 sinh viên của trường theo dõi đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024, tự hào khi chứng kiến khoảnh khắc Hà Trúc Linh đăng quang. "Nhà trường lên kế hoạch đón Trúc Linh từ sân bay Tân Sơn Nhất về trường, sau đó là đại nhạc hội chào mừng", PGS.TS Phạm Tiến Đạt nói.