Ticonderoga: Chiến hạm 'khủng' nhất thế giới

Ticonderoga: Chiến hạm 'khủng' nhất thế giới
TPO - Tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga là lớp tàu chiến đầu tiên của hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống thông tin điều hành tác chiến (CICS) Aegis và hệ thống radar AN/SPY-1.

Ticonderoga: Chiến hạm 'khủng' nhất thế giới

> Báo Trung Quốc 'so' binh lực, thế cờ Biển Đông 

TPO - Tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga là lớp tàu chiến đầu tiên của hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống thông tin điều hành tác chiến (CICS) Aegis và hệ thống radar AN/SPY-1.

Tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga USS Port Royal (CG-73)
Tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga USS Port Royal (CG-73).
 

Chiếc tàu đầu tiên của loạt chiến hạm này được đặt hàng và phê chuẩn ngân sách tài chính vào năm 1978 theo yêu cầu là tàu khu trục mang tên lửa (DDG-47). Nhưng vào ngày 01.01.1980, khi đang trong quá trình đóng khung và vỏ tầu, đã được chuyển loại lại thành lớp tàu tuần dương mang tên lửa Ticonderoga (CG-47) và Yorktown (CG-47) do ứng dụng khí tài radars mới đã tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của tàu. Cơ sở căn bản để phát triển tàu tuần dương lớp Ticonderoga là khung sườn, vỏ tàu và hệ thống động lực trạm nguồn của tàu khu trục lớp "Spryuens."

Thiết kế siêu bền, siêu mạnh

Tàu tuần dương của "Ticonderoga" có hình dáng thon dài đặc trưng vươn xa tới mũi tàu dạng bán trụ, kéo dài đến 85% chiều dài của nó, mũi tàu hình nêm và đuôi tàu có mặt cắt thẳng đứng phía sau. Các đường viền thép dọc vỏ tàu được thiết kế nhằm giảm biên độ va đập của sóng biển vào mạng tàu và lườn tàu, đồng thời giảm ma sát của nước biển khi tàu chuyển động.

Trên cơ sở kinh nghiệm thiết kế tàu khu trục "Spryuens", Tổng chiều dài thân tàu bằng do kéo dài thêm phần mũi tàu nên đã tăng lên 1,1 m, trên phần mũi tàu được đặt một tấm lan can đặc biệt có chiều dài khoảng 40 m và chiều cao khoảng 1,4 m để giảm tác động của sóng trong điều kiện thời tiết mưa bão, biển động đối với ụ pháo - 127 mm AC và hệ thống OHR (hệ thống các hầm phóng tên lửa thẳng đứng). Cũng nhằm tránh rung lắc và va đập mạnh với sóng biển, thân tàu tuần dương được trang bị hệ thống ổn định rung lắc và các sống tàu trên mạn tàu.

Ticonderoga: Chiến hạm 'khủng' nhất thế giới ảnh 2
 

Theo các thông số kỹ thuật thì tàu tuần dương lớp Ticonderoga có thể duy trì tốc độ hải trình đến 20 knots trong một thời gian dài khi biển đang động cấp 7. Các ống khói tàu được bố trí theo các boong thượng và dọc theo thân tàu. Phía sau đài chỉ huy và nằm ở giữa phần kiến trúc của boong tàu là các cột an ten song sắt hàn tam giác.

Trong cấu trúc của tàu được sử dụng các loại vật liệu siêu bền: (hợp kim nhôm, nhựa tổng hợp, các lớp phủ chịu mài mòn). Kho đạn hầm tàu được bảo vệ thép tấm có độ dày 25-mm. Phần quan trọng nhất của cấu trúc boong thượng tầng được bảo vệ bằng các tấm thép tổ ong. Tầng trên cùng được bọc bằng một lớp nhựa vinyl chống mòn, gỉ.

Ticonderoga trang bị 4 động cơ tuốc bin khí LM2500 cực khỏe, cho phép con tàu chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động hơn 10.000km. 

Ticonderoga: Chiến hạm 'khủng' nhất thế giới ảnh 3
 

Nếu so sánh cùng với các chiến hạm tuần dương khác của hải quân Mỹ, tuần dương hạm lớp Ticonderoga được tăng cường diện tích sinh hoạt thủy thủ đoàn, các khoang sinh hoạt được bổ trí ở khoảng giữa thân tàu và khoang trên boong thượng. Các gường tầng nhỏ được lắp thành các block có 6 gường, các block được ngăn bằng các vách ngăn mỏng. Các nhà thiết kế cũng lắp đặt các khoang nhỏ dành cho nghỉ ngơi và học tập. Các tàu tuần dương Ticonderoga có khả năng hoạt động trong khu vực đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Trên các boong tầu và thân tầu không có cửa sổ. Các khoang làm việc, sinh hoạt được lắp đặt thiết bị lọc độc không khí.

Trên chiến hạm được lắp đặt các băng chuyền vận tải và thang máy để vận chuyển hàng hóa từ trên sàn tàu xuống hầm tàu và xếp đặt vào các khoang chứa hàng. Một trong những phương tiện vận chuyển đảm bảo di chuyển hàng trên toàn bộ mặt sàn, từ mũi tàu đến đuôi tàu. Trên phần mũi tàu và phần đuôi tàu được bố trí hai vị trí để tiếp nhận hàng hóa, được vận chuyển đến bằng máy bay trực thăng.

Các trang thiết bị được thiết kế theo dạng module cho phép sử dụng giải pháp sửa chữa các bộ phận riêng biệt bằng cách thay thế, nhanh chóng thay đổi các block bị hỏng hóc lực lượng theo biên chế trên tàu hoặc bằng lực lượng bảo dưỡng, sửa chữa của căn cứ Hải quân.

Ticonderoga: Chiến hạm 'khủng' nhất thế giới ảnh 4
 

'Vệ sĩ' tàu sân bay, bắn hạ cả vệ tinh

Các chiến hạm Ticonderoga trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến. Aegis làm nhiệm vụ phát hiện, bám bắt mục tiêu, dẫn đường tên lửa đánh chặn và phá hủy máy bay, tên lửa hành trình, kể cả tên lửa đạn đạo.

Ticonderoga được trang bị kho vũ khí phòng không đồ sộ mà ít tàu chiến nước nào trên thế giới có được. Ticonderoga thiết kế 2 hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41 (122 ống phóng) chứa hỗn hợp nhiều loại tên lửa bao gồm: Tên lửa đối không tầm trung SM-2MR Block IIIB có tầm bắn 74-170km, độ cao 24.400m, tốc độ hành trình Mach 3,5; Tên lửa đối không tầm xa SM-2ER Block IV có tầm bắn 120-190km, độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 24.400m; Tên lửa đánh chặn SM-3 có tầm bắn siêu xa 500km, độ cao bay 160km, tốc độ bay 9.600km/h. SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn; Tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM có tầm bắn 50km. Nó chuyên dùng để đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm siêu âm có tính cơ động cao; Tên lửa đối không tầm xa SM-6 có tầm bắn 240km, độ cao bay 33km.

Các mục tiêu của kẻ thù nằm sâu trong đất liền cũng vẫn không thoát được vũ khí của Ticonderoga. Chiến hạm này trang bị tên lửa hành trình đối đất chính xác cao BGM-109 Tomahawk có tầm bắn tới 2.500km, tốc độ hành trình 880km/h. Kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, chiến tranh ở Afghanistan, Lybya, tên lửa Tomahawk luôn mở đầu các chiến dịch của Mỹ với vai trò triệt hạ các mục tiêu quan trọng nhất, dọn dẹp chiến trường trước khi không quân và các lực lượng khác vào cuộc.

Ticonderoga cũng dễ dàng tiêu diệt kẻ địch ẩn nấp dưới lòng đại dương. Để chống ngầm, nó mang theo tên lửa săn ngầm RUM-139. Con tàu còn có sự hỗ trợ của 2 cụm máy phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm, 2 trực thăng săn ngầm SH-60B hoặc MH-60R. Tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Loại vũ khí này không lắp đầu đạn thuốc nổ thường mà mang theo một ngư lôi săn ngầm.

Ticonderoga có khả năng mang tất cả các loại tên lửa trên, hoặc kết hợp 2-3 loại theo yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh các vũ khí đối không, để tấn công đối phương, Ticonderoga vũ trang tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon (8 quả, tầm bắn 120km). Tàu còn có 2 pháo hạm 127mm, 2 tổ hợp pháo bắn nhanh 20mm, 2 pháo 25mm, 2-4 súng máy 12,7mm. Các vũ khí này dùng để tấn công mục tiêu tầm gần, cỡ nhỏ.

Ít có chiến hạm nào trên thế giới sánh được với sức mạnh kinh hoàng của Ticonderoga. Siêu chiến hạm này là thành phần không thể thiếu trong biên chế nhóm tàu sân bay xung kích Mỹ và thực sự là “lá chắn thép” bảo vệ các hàng không mẫu hạm. Từ lâu, Ticonderoga luôn đóng vai trò trụ cột và là niềm tự hào của hải quân Mỹ. 

Ticonderoga: Chiến hạm 'khủng' nhất thế giới ảnh 5
 

Từ năm 2000—2011 tất cả các tàu tuần dương Ticonderoga được hiện đại hóa để có thế lắp đặt các tên lửa RIM-161 Standard Missile 3. Các tên lửa này kết hợp với Hệ thống công nghệ thông tin điều khiển hỏa lực Aegis với Radar AN/SPY-1 có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên thượng tầng khí quyển với khoảng cách là 500 km và trên tầm cao đến 160 km. Ngày 21.02.2008 tàu tuần dương USS «Lake Erie» sử dụng tên lửa này đã đánh chặn và phá hủy vệ tinh mất điều khiển USA-193 trên khoảng cách 275 km.

Lực lượng Hải quân Mỹ đã đóng tất cả 27 chiếc tuần dương tên lửa lớp Teconderoga.

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG