Thêm tàu chiến tới Địa Trung Hải

Thêm tàu chiến tới Địa Trung Hải
TPO – Hai tàu đổ bộ lớn thuộc Hạm đội Biển Đen là Nicholai Philchenkov và Azov đã rời Hạm đội để tham gia lực lượng Hải quân đặc biệt của Nga trên vùng biển Địa Trung Hải.

> Nga điều tàu ngầm hạt nhân, củng cố vị thế tại Địa Trung Hải

Tàu đổ bộ Nicholai Philchenkov
Tàu đổ bộ Nicholai Philchenkov . Ảnh: RIA

RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Biển Đen, đại úy Vyacheslav Trukhachev, cho biết: “Trong kế hoạch xoay vòng, những tàu đổ bộ lớn là Nikolai Flichenkov và Azov của Hạm đội Biển Đen đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại Địa Trung Hải”.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu công bố sự cần thiết phải tạo ra lực lượng đặc nhiệm điều khiển riêng của Hải quân Nga để bảo vệ lợi ích của đất nước trong biển Địa Trung Hải lâu dài.

Hồi tháng 3/2013, Nga bắt đầu thành lập đội Địa Trung Hải và phái đến khu vực này đội tàu Hạm đội Thái Bình Dương một tháng sau đó.

Mới đây, Đô đốc Vladimir Komoyedvo, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng quốc hội Nga, cho biết, lực lượng đặc nhiệm Địa Trung Hải cần duy trì 10 tàu chiến, tàu hỗ trợ, thậm chí cả tàu ngầm như một phần của nhóm chiến lược có nhiệm vụ tấn công, chống tàu ngầm và quét ngư lôi.

Liên Xô đã duy trì liên đội tàu Địa Trung Hải số 5 từ năm 1967 đến tận 1992. Liên đội tàu này được thành lập nhằm đối phó Hạm đội 6 của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bao gồm 30 - 50 tàu chiến và tàu phụ trợ.

Lực lượng đặc nhiệm hiện tại bao gồm tàu chiến từ các hạm đội Biển Bắc, Baltic và Biển Đen, trong đó có các tàu khu trục Severomorsk, Đô đốc Panteleyev, tàu khu trục Yaroslav Mudry, tàu chiến đổ bộ Peresvet, Đô đốc Nevelskoi, tàu cứu hộ, tàu kéo cứu hộ Fotiy Krylov, Altai, SB-921 và các tàu chở dầu Pechenga, Lena, Dubna.

An Huy
Theo RIA Novosti

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.