Mỹ bao vây Trung Quốc thế nào?

Mỹ bao vây Trung Quốc thế nào?
Tạp chí Foreign Policy số tháng 8 đăng bài ‘Mỹ đã lợi dụng căn cứ quân sự bao vây Trung Quốc như thế nào’, khẳng định Mỹ đang lợi dụng hàng loạt căn cứ không quân và cảng quân sự để bao vây Trung Quốc.

Mỹ bao vây Trung Quốc thế nào?

Tạp chí Foreign Policy số tháng 8 đăng bài ‘Mỹ đã lợi dụng căn cứ quân sự bao vây Trung Quốc như thế nào’, khẳng định Mỹ đang lợi dụng hàng loạt căn cứ không quân và cảng quân sự để bao vây Trung Quốc.

Động thái mới nhất là xây dựng đường băng loại nhỏ trên đảo Saipan ở Thái Bình Dương. Quân đội Mỹ kế hoạch thuê 33 mẫu Anh để xây dựng sân bay trung chuyển nhằm thay thế sân bay cũ được xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian thuê khoảng 50 năm.

Chiến lược quan trọng mới nhất trong thế kỷ XXI của Lầu Năm Góc là “Chiến tranh không-biển”, tức phối hợp lực lượng không quân và hải quân để phá vỡ tuyến phòng ngự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Mặc dù rất nhiều nội dung của chiến lược này mới chỉ dừng lại ở giai đoạn khái niệm. Nhưng một phần của khái niệm này đang được thực thi ở Thái Bình Dương. Một tổ hợp quan trọng của khái niệm này là, khi các căn cứ quân sự quan trọng bị tên lửa Trung Quốc tấn công, quân đội Mỹ buộc phải phân tán về các căn cứ quân sự nhỏ, tồi tàn trên Thái Bình Dương để phát động các cuộc tấn công trả đũa. Khi đảo Guam hoặc sân bay ở phía Tây Thái Bình Dương bị phong tỏa, máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ sử dụng căn cứ quân sự Saipan.

Tàu sân bay Mỹ luôn thường trực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tàu sân bay Mỹ luôn thường trực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài căn cứ Saipan, lực lượng không quân Mỹ còn có kế hoạch đồn trú định kỳ tại Australia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines..., với mục đích tăng cường lực lượng trên Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm Mỹ mới đây, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và người đồng cấp Chuck Hagel đã tổ chức họp báo, trong đó chủ đề quân đội Mỹ đồn trú tại căn cứ quân sự trên Thái Bình Dương không được nhắc đến, nhưng khi trả lời về vấn đề Mỹ tập trung nhiều cho Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói Trung Quốc là nước “yêu chuộng hòa bình”, hy vọng chiến lược của Mỹ không nhằm vào quốc gia riêng biệt nào của khu vực.

Ông Anthony Cordesman – chuyên gia của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế của Mỹ cho biết, mặc dù quân đội Mỹ khẳng định “chiến tranh không – biển” không nhằm vào Trung Quốc, nhưng những căn cứ quân sự này nhằm đề phòng tham vọng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương trong tương lai. Do lực lượng Mỹ đã hiện diện ở đây, chắc chắn Bắc Kinh sẽ càng phải cẩn trọng ở khu vực này. Ông nhấn mạnh: “Không phải chúng tôi nói chuyện viển vông, những căn cứ quân sự này thực tế có tồn tại”.

Cảng quân sự Subic của Philippines rất có thể sẽ được quân Mỹ sử dụng lại
Cảng quân sự Subic của Philippines rất có thể sẽ được quân Mỹ sử dụng lại.

Tờ Foreign Policy phân tích việc sân bay được đưa vào sửa chữa khiến người ta như quay trở lại với thời kỳ Chiến tranh lạnh. Khi đó quân đội Mỹ ra ra vào vào châu Âu để theo dõi chặt chẽ quân đội Liên Xô. Để đối phó với đối thủ mới, lực lượng không quân Mỹ sẽ tiếp tục bố trí lực lượng sang hàng loạt sân bay ở Đông Nam Á. Ông Jan Van Tol – chuyên gia của Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược (CSBA) của Mỹ cho biết, chiến thuật phân tán này không những giúp máy bay chiến đấu của Mỹ không bị phá hoại, mà còn giúp Mỹ xây dựng được lực lượng hiệp đồng ở khu vực có thể khai chiến...

Khi được hỏi đến vấn đề Mỹ còn có kế hoạch mở rộng căn cứ quân sự cũ ở khu vực nào, ông Jan Van Tol nói: “Mọi người không có chung quan điểm, tôi cho rằng sẽ là đảo Wake và quần đảo Palau”. Hai khu vực này vẫn đang lưu giữ đường băng được Mỹ xây dựng từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Palau đã công khai mời quân đội Mỹ trở lại. Điều này cho thấy tại Thái Bình Dương những điểm chiến sự ác liệt một thời tưởng như đã bị lãng quên lại được Mỹ khoác cho sứ mệnh mới.

Huy Long (theo Hoàn Cầu)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG