Nhật tung tiền sắm vũ khí 'khủng' quyết giữ Senkaku

Nhật tung tiền sắm vũ khí 'khủng' quyết giữ Senkaku
TPO-Nhật tăng chi quốc phòng cao nhất trong 20 năm qua, coi việc tăng cường khả năng quân sự cơ động ở các đảo phía Tây làm là “trục chính”.

Nhật tung tiền sắm vũ khí 'khủng' quyết giữ Senkaku

TPO-Nhật tăng chi quốc phòng cao nhất trong 20 năm qua, coi việc tăng cường khả năng quân sự cơ động ở các đảo phía Tây làm là “trục chính”.

Tờ Asia Weekly số mới nhất đăng bài viết với nội dung Lực lượng phòng thủ Nhật Bản tăng mạnh ngân sách nhằm vào Trung Quốc và chỉ ra rằng, Nhật Bản tăng cường ngân sách chi cho quốc phòng, tập trung vào các đảo ở phía Tây Nam – trong đó có đảo Senkaku/Điếu Ngư để tăng cường toàn diện khả năng cảnh báo, giám sát, hiện đại hóa sức chiến đấu, củng cố đồng minh quân sự Nhật – Mỹ...

Tăng chi quốc phòng cao nhất 20 năm

Dự toán ngân sách chi cho quốc phòng của Nhật Bản trong năm 2014 đã được ra lò, tăng mạnh ở mức 3%, đạt mức tăng cao nhất kể từ 22 năm trở lại đây. Số liệu phòng thủ và dự toán năm 2014 đã được Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông qua cho thấy, tổng dự toán ngân sách chi cho quốc phòng năm 2014 của Nhật Bản lên tới 4849,4 tỉ Yên (khoảng 41,6 tỉ USD), tăng 3% so với năm 2013, đồng thời cũng đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 1992 trở lại đây.

Quân Nhật diễn tập đổ bộ chiếm đảo
Quân Nhật diễn tập đổ bộ chiếm đảo.

Trong đó mức tăng mạnh nhất là Viện nghiên cứu phòng ngự và Tổng cục tình báo, lên tới 30%; Bộ tổng tham mưu liên quân tăng 15%, Lực lượng phòng thủ mặt đất, trên biển và trên không lần lượt tăng 4,7%, 2,4% và 7%. Mục tiêu của việc gia tăng mạnh ngân sách chi cho quốc phòng được nêu rõ là do những tranh chấp ở vùng biển trên đảo Senkaku/Điếu Ngư kéo dài, khiến môi trường đảm bảo an ninh ở các đảo phía Tây Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng và cấp bách.

Nhật Bản tập trung vào các đảo ở phía Tây Nam – trong đó có đảo Senkaku/Điếu Ngư để tăng cường toàn diện khả năng cảnh báo, giám sát, hiện đại hóa sức chiến đấu, củng cố đồng minh quân sự Nhật – Mỹ, nâng cao toàn diện khả năng đối phó với các hoạt động tấn công trên đảo, tấn công tên lửa đạn đạo, tấn công mạng... Cuối năm 2013, Nhật Bản còn sẽ chỉnh sửa đại cương kế hoạch phòng ngự, đồng thời còn nghiên cứu sửa đổi “Hiệp ước phòng thủ an ninh Nhật–Mỹ”.

Trước hết là tăng cường toàn diện và nâng cao khả năng cảnh báo, giám sát quân sự. Để nắm bắt mọi dấu hiệu sớm nhất của các tình huống, tăng cường hoạt động cảnh báo, giám sát sớm đối với quần đảo đảo phía Tây Nam, Nhật Bản sẽ đầu tư 200 triệu yên để nghiên cứu, nhập khẩu máy bay trinh sát không người lái tầm cao loại mới Global Hawk của Mỹ. Đây là loại máy bay trinh sát không người lái tầm cao hiện đại nhất do Mỹ chế tạo, có thể bay liên tục 30 giờ đồng hồ ở độ cao 18.000 mét.

Nhật sẽ sớm trang bị máy bay không người lái Global Hawk
Nhật sẽ sớm trang bị máy bay không người lái Global Hawk.

Song song với đó, Nhật Bản còn chi 77,3 tỉ Yên để mua 4 chiếc máy bay tuần tra săn tàu ngầm cánh cố định P-1. Thời gian tới, Nhật Bản sẽ 80 máy bay chống tàu ngầm loại mới này để thay thế loại máy bay tuần tra săn tàu ngầm P-3C hiện nay. Cho dù xét về khả năng nhận biết trinh sát, thời gian bay liên tục hay khả năng xử lý tình báo và khả năng tấn công, loại máy bay P-1 này vẫn hơn P-3C một cấp. Nhằm tăng cường hoạt động phòng ngự ở khu vực phía Tây Nam, Nhật Bản sẽ lấy máy bay cảnh báo sớm E-2C làm lực lượng chính, bố trí “Lực lượng phi hành cảnh báo giám sát số 2” ở căn cứ quân sự Naha ở Okinawa.

Nhật có kế hoạch trang bị thêm 80 máy bay săn ngầm hiện đại P-1
Nhật có kế hoạch trang bị thêm 80 máy bay săn ngầm hiện đại P-1.

Để thực hiện kế hoạch này, Nhật Bản sẽ đầu tư 1,3 tỉ Yên để kiện toàn thiết bị, máy móc phi hành ở căn cứ Naha Okinawa, đồng thời sẽ chi 13,6 tỉ Yên để nâng cao tính năng giám sát của máy bay cảnh báo sớm E-767, bao gồm thay thế hệ thống máy tính chủ và nâng cấp hệ thống ủng hộ tác chiến điện tử cho loại máy bay này.

Củng cố trận địa tuyến đầu

Để tăng cường hoạt động giám sát đa phương vị đối với “lực lượng hải quân màu xanh lam” của Trung Quốc liên tiếp phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất nhằm triển khai các hoạt động quân sự ở vùng viễn dương, giám sát chặt chẽ hơn đối với hải vực Okinawa, năm 2014 Nhật Bản sẽ chi 15,2 tỉ Yên để chính thức khởi động xây dựng cơ sở đồn trú phục vụ cho lực lượng trinh sát giám sát bờ biển với quy mô 230 người ở tỉnh Okinawa và đảo Yonaguni. Đảo Yonaguini nằm ở phía Tây của quần đảo Yaeyama thuộc tỉnh Okinawa, diện tích 28 km vuông, có 3 làng chính với số dân 1.500 người, đảo Yonaguni cũng là hòn đảo duy nhất có thể tự do đi lại với bốn phía đông tây nam bắc của Nhật Bản. Đảo Yonaguni chỉ cách đảo Đài Loan 110 km.

Trong điều kiện thời tiết đẹp, tầm nhìn xa tốt, đứng ở đảo Yonaguni có thể nhìn thấy dãy núi phía Đông của Đài Loan. Đảo Yonaguni cũng cách đảo Senkaku/Điếu Ngư hơn 200 km, chính vì thế cũng được phía Nhật Bản coi là “trận địa tuyến đầu” quan trọng nhất để bảo vệ đảo Senkaku/Điếu Ngư. Khu vực Kubura ở phía Tây Nhật Bản sẽ thiết lập một căn cứ giám sát radar và căn cứ giám sát sonar dưới nước mới nhất, sẽ có khoảng hơn 200 quân đồn trú ở đó để giám sát toàn diện các trạng thái hoạt động của hải quân và không quân Trung Quốc ở hải vực lân cận.

Trong vấn đề tăng cường hoạt động phòng ngự ở các quần đảo phía Tây Nam, Lực lượng phòng thủ mặt đất của Nhật sẽ coi tăng cường sức chiến đấu dẻo dai và tăng cường tác chiến đổ bộ cận đại hóa là mục tiêu, chính thức thành lập lực lượng lưỡng cư thủy quân, lục quân. Lực lượng này sẽ điều động lính tinh nhuệ từ Lực lượng tự vệ mặt đất và trung ương, được trang bị xe bọc thép lội nước có thể triển khai tác chiến đổ bộ lên đảo. Để làm được điều này, Nhật Bản sẽ mua trước 6 chiếc xe bọc thép lội nước AAV-7 của Mỹ, đồng thời mua cả loại xe tăng thông tin chỉ huy cho loại xe bọc thép này. Đồng thời còn mua thêm 12 chiếc tàu đổ bộ xung kích, tăng cường triển khai kế hoạch huấn luyện cho binh lính của Lực lượng phòng thủ mặt đất do Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tổ chức.

Xe lội nước AAV7 của quân đội Nhật
Xe bọc thép lội nước AAV7.

Ngoài ra, trong dự toán ngân sách quốc phòng năm 2014, Nhật Bản còn tính cả 1,1 tỉ Yên là chi phí cho tập trận, để Lực lượng phòng thủ nước này thuê tàu thuyền của ngư dân nhằm hỗ trợ vấn đề không đủ lực lượng vận chuyển, đảm bảo cho binh lực được đưa ra tuyến đầu một cách nhanh nhất. Ngoài ra, lần đầu tiên Lực lượng phòng thủ mặt đất Nhật Bản còn tham gia cuộc tập trận quân sự hải quân RIMPAC lớn nhất thế giới mà quân đội Mỹ tổ chức tại hải vực gần đảo Hawaii.

Tàu khu trục lớp Kongo của hải quân Nhật
Tàu khu trục lớp Kongo của hải quân Nhật.

Trong lĩnh vực phòng ngự trên không, Nhật Bản sẽ đầu tư 69,3 tỉ Yên để mua 4 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất F-35, đồng thời còn chi 56 tỉ Yên để chuẩn bị cho việc máy bay F-35 sẽ được lắp ráp toàn bộ ở Nhật Bản, giúp nước này thay sang hệ thống máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới nhất, tạo cơ sở vững chắc để có thể nắm quyền quyển sát trên biển mạnh hơn. Trong phương diện tấn công chống tên lửa, Nhật Bản sẽ đầu tư 10,2 tỉ Yên để trang bị hệ thống chống tên lửa cho 2 chiếc tàu khu trục Aegis lớp Kongo, như vậy 6 chiếc tàu khu trục Aegis của Nhật Bản đã được trang bị hệ thống chống trên lửa mới nhất.

Hải-không quân sử dụng hệ thống chỉ huy đồng bộ

Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn hợp nhất hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thông tin của lực lượng hải quân, lục quân nước này, mở rộng và kết nối hệ thống tác chiến nhất thể hóa gồm máy bay trinh sát chống tàu ngầm P-3C, tàu hộ vệ và Lực lượng phòng thủ trên biển với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đất đối không của Lực lượng phòng thủ mặt đất, để hệ thống chỉ huy tác chiến chống tên lửa của hải quân và không quân được đồng bộ hóa. Đồng thời Nhật Bản cũng sẽ nghiên cứu sớm công tác trang bị vũ khí cho máy bay vận tải V-22 vốn có tính năng cơ động mạnh, tốc độ vận chuyển binh lực nhanh.

Nhật có kế hoạch triển khai máy bay cánh xoay V-22
Nhật có kế hoạch triển khai máy bay cánh xoay V-22.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật còn công bố phương án cải cách bộ máy tổ chức, quyết định sớm nhất đến năm 2014 sẽ thành lập Cơ quan trang bị phòng ngự, ngoài ra còn đưa ra một số cải tổ khác.

Asia Weekly kết luận trong bối cảnh quan hệ Nhật–Trung vì những tranh chấp trên đảo Điếu Ngư mà rơi vào tình trạng đối đầu căng thẳng như hiện nay, việc Nhật tăng mạnh ngân sách chi cho quốc phòng, coi việc tăng cường khả năng quân sự cơ động ở các đảo phía Tây làm là “trục chính” chắc chắn khiến Trung Quốc thêm lo ngại.

Huy Long (Theo Asia Weekly)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG