'823 ngày đêm' ở trại Davis

Ông Ngô Minh Dũng hiện nay.
Ông Ngô Minh Dũng hiện nay.
TP - Cuộc đấu tranh của cán bộ chiến sỹ trại Davis ngay giữa lòng Sài Gòn để đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuân thủ Hiệp định Paris với nhiều câu chuyện cảm động về lòng kiên trung, bất khuất, mưu lược, dũng cảm đã trở thành huyền thoại, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Tròn 40 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều câu chuyện cảm động, ít người biết về những ngày sống trong hang ổ kẻ thù đã được các nhân chứng ôn lại.

Chiến sĩ giải phóng xoa đầu chuẩn tướng sài gòn

Ông Ngô Minh Dũng, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ là một trong những người trải qua 823 ngày đêm ở trại Davis.

Ngày ấy, ông Dũng mới 20 tuổi, trẻ nhất trại Davis. Ông được giao nhiệm vụ bảo vệ và lễ tân, thường xuyên gặp lãnh đạo các đoàn trong ban liên hợp quân sự hai bên và bốn bên. Ông Dũng nói giọng Bắc lại thuộc Đoàn đại biểu quân sự miền Nam nên được nhiều người chú ý. Kẻ thù nghi ngờ, trong đó có chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp, Phó Đoàn đại biểu quân sự chính quyền Sài Gòn.

Phan Hòa Hiệp luôn tìm cách gây rối trong các cuộc gặp và bị ta khôn khéo vạch trần. Có lần, không cãi được, chuẩn tướng Hiệp vớ lấy gạt tàn thuốc định ném đại tá Võ Đông Giang, nguyên phó trưởng đoàn đại biểu quân sự miền Nam.

Ông Dũng nhớ lại: Hôm ấy tôi đang làm nhiệm vụ thì ông Hiệp đến bên cạnh. Ông ta bất ngờ vỗ vai tôi hỏi bâng quơ: Hình như lúc trước tui gặp ông ở ngoài Bắc. Lúc đó ông làm cái chức gì đó, phải không?

'823 ngày đêm' ở trại Davis ảnh 1

Ông Ngô Minh Dũng (hàng đầu, ngoài cùng bên trái) cùng Đoàn đại biểu quân sự của ta và Đoàn bạn tại trại Davis.

Nếu xử lý tình huống này không khéo, địch có thể vin vào để rêu rao, vu cáo ta hòng phá hoại Hiệp định Paris. Ông Dũng đáp lại: Chuẩn tướng nói gì lạ vậy, tui ở trong này, có biết miền Bắc như thế nào đâu.

Ông ta không vừa, vặn vẹo: Là dân trong này sao ông nói giọng Bắc?

Ông Dũng trả lời: Bố mẹ tôi là người Bắc, vào Nam làm đồn điền cao su và đẻ ra tôi. Cả khu tôi ở là người Bắc, tôi không nói giọng Bắc mới lạ!

Chuẩn tướng Hiệp chịu thua, bước ra cửa. Điều ông ta không ngờ trong quá trình đối đáp, tay lính Việt Cộng trẻ măng dám xoa đầu y. Ông Dũng nói ông hành động có chủ ý, phải cho địch thấy mình cao tay hơn. Chúng vỗ vai thì mình xoa đầu.

'823 ngày đêm' ở trại Davis ảnh 2

Ông Ngô Minh Dũng (hàng đầu, thứ tư từ trái sang) cùng Đoàn đại biểu quân sự Ba Lan tại trại Davis.

Đưa cờ, vũ khí vào Sài Gòn bằng máy bay địch

Ông Trần Trung Đệ (80 tuổi), nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ lúc ấy là thiếu úy, phụ trách công tác tuyên huấn trong trại. Ông Đệ kể: Vào trại Davis được vài ngày thì đến Tết Quý Sửu 1973. Mỹ chưa cung cấp lương thực, thực phẩm cho trại nên cái tết đầu tiên giữa lòng địch, anh em chỉ ăn lương khô, cần trao đổi, bàn bạc thì ra ngoài vì địch gắn rệp và các thiết bị nghe lén tinh vi trong nhà.

Đêm giao thừa, một chiến sỹ cắm lá cờ Tổ quốc trước cửa nhà. Chính quyền Sài Gòn điều trực thăng quần đảo, chiếu đèn sáng rực yêu cầu chúng ta hạ cờ, nếu không chúng sẽ làm căng. Lãnh đạo đoàn ta đáp lại: Cờ anh em treo mừng xuân, chừng nào hạ thì họ sẽ hạ. Các ông vào hạ cờ thì anh em sẽ giữ cờ đấy!

Hằng tuần, ông Đệ nhận các thùng thiếc sơn màu xanh từ Hà Nội chuyển vào trên các máy bay vận tải C.130 của Mỹ, bên trong chứa phim ảnh, sách báo, tạp chí và các thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ. Nhiều hôm, ông Đệ nhận được những thùng chứa đầy cờ đỏ sao vàng và cờ giải phóng. Ông lờ mờ đoán ra nhưng không dám trao đổi với ai.

“Nhiều cờ quá, thỉnh thoảng phải đem ra phơi. Lính Sài Gòn thắc mắc: Anh giải phóng ơi, cờ ở đâu nhiều thế? Chúng tôi bảo, phơi để mai mốt treo, còn treo ở đâu thì các anh sẽ thấy” - ông Đệ kể.

'823 ngày đêm' ở trại Davis ảnh 3

Ông Trần Trung Đệ, người chỉ huy nhóm cắm cờ giải phóng tại trại Davis sáng 30/3/1975.

Tình thâm giữa hai chiến tuyến

Thiếu tá Bùi Thiện Khiêm, sỹ quan công binh chế độ Sài Gòn phụ trách điện nước mỗi lần vào trại Davis gặp cán bộ chiến sỹ đều quan sát họ thật lâu, như đang tìm người thân. Hành động này lập tức rơi vào tầm ngắm của bộ phận an ninh. 

Qua rà soát, bảo vệ trại phát hiện Đoàn ta có một cán bộ tên Bùi Thiện Hùng là phiên dịch của Đoàn. Nhận định hai người có thể là người thân nên lãnh đạo trại quyết định cho chạm mặt nhau. Quả nhiên, sau một phiên họp, Bùi Thiện Khiêm đã chạy ào về phía đoàn ta, thảng thốt: Anh Hùng ơi, em là Khiêm đây!

Hai anh em ôm chầm lấy nhau, nước mắt lăn dài. Cuộc hội ngộ như làn nước mát tạm thời xua đi sự căng thẳng tột cùng sau cuộc gặp giữa các bên. Anh Hùng cho biết khi tập kết ra Bắc vào năm 1954, Khiêm mới 10 tuổi. Hai anh em gặp lại nhau sau gần hai mươi năm trong hoàn cảnh hết sức éo le.

Vụ việc được báo cáo với Trung tướng Trần Văn Trà, trưởng đoàn đại biểu quân sự miền Nam. Tướng Trà quyết định cho anh Hùng gặp và cảm hóa Khiêm. Từ đó, Khiêm không còn là công cụ phá hoại của địch nhằm gây chia rẽ nội bộ của ta.

Sống dưới họng súng của địch, vẫn có những khoảnh khắc yên bình. Có lần, đoàn ta thi đấu bóng chuyền giao hữu, thấy mình đánh hay quá, mấy tay lính tiếu lâm: Ăn rau muống mà sao uýnh mạnh dữ vậy cha nội. Ông Đệ cười, đáp: Ăn rau chỉ đánh vậy thôi, nếu ăn thịt chắc đập mấy ông gãy tay.

Ngày lễ, tết, trại chiếu phim (màn ảnh rộng), biểu diễn văn nghệ. Lính Sài Gòn trèo lên hàng rào xem rất đông, có người còn vỗ tay. Có đêm, anh em trong trại hút thuốc lá Thăng Long, lính ngoài hàng rào hỏi vọng qua: Anh Việt Cộng ơi, hút thuốc gì thơm dzậy. Cho tụi em xin mấy điếu. Anh em moi đất dưới hàng rào tuồn gói thuốc ra cho lính. Có hôm trại còn chuyển cho lính bánh kẹo, rượu nếp mới.

Ông Đệ nói tài xế chính quyền Sài Gòn bố trí phục vụ trại đa số là nhân viên an ninh nhưng tiếp xúc nhiều họ dần dần có cảm tình với ta. Họ thích nhất là rượu nếp mới và kẹo Hải Châu (Hải Phòng). Thi thoảng ta vẫn tặng họ một ít. Nhiều người cần mẫn bóc từng cái nhãn của viên kẹo, chai rượu ra, vuốt thật thẳng rồi giấu vào túi mang về cho người thân.

Cứ “rót” nhầm nhà tôi

Chiều 29/4/1975, ô tô chở GS Châu Tam Luân, linh mục Chân Tín và luật sư Trần Ngọc Liễng đến trại Davis bị trúng pháo cháy rụi sau khi cả ba người được đưa xuống hầm. Chỉ trong mười ngày, cán bộ chiến sỹ đã bí mật đào địa đạo dài hơn nghìn mét bằng cọc màn, dao, nối thông các dãy nhà với nhau. Để bẻ gãy sức kháng cự cuối cùng của không quân địch, qua điện đài, trại Davis kêu gọi các cánh quân mạnh dạn pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trại. Hai cán bộ, chiến sỹ trại Davis đã ngã xuống trước bình minh của chiến thắng.

Ông Ngô Minh Dũng kể

MỚI - NÓNG