Ấn Độ muốn có vai trò lớn hơn ở châu Á - Thái Bình Dương

Ấn Độ muốn có vai trò lớn hơn ở châu Á - Thái Bình Dương
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đưa ra thuật ngữ chính trị mới “Indo-Thái Bình Dương” (Indo-Pacific). Thuật ngữ được ông sử dụng khi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ -ASEAN được tổ chức tại New Delhi.
Ấn Độ muốn có vai trò lớn hơn ở châu Á - Thái Bình Dương ảnh 1

Thuật ngữ mở rộng khái niệm về khu vực châu Á-Thái Bình Dương và nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của Ấn Độ đối với khu vực này.

Hội nghị thượng đỉnh này là một bước ngoặt trong nhiều quan hệ. Năm 1991, Ấn Độ đã thông báo rằng một phần quan trọng của chiến lược chính sách đối ngoại của nước này là chính sách "Cái nhìn về hướng Đông" (Look East policy). Nhưng hai mươi năm trước đây, năm 1992, Ấn Độ và ASEAN đã ký một thỏa thuận hợp tác.

Tuy nhiên, từ khi đó đến nay tất cả các hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ và các tổ chức khu vực này chỉ được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN chung, tức là ở các thủ đô các nước Đông Nam Á. Hội nghị thượng đỉnh này là lần đầu tiên được tổ chức trên lãnh thổ Ấn Độ.

Trọng tâm thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh là các vấn đề kinh tế, và thành tựu chính là mở rộng các quy định của Hiệp định Thương mại Tự do, ký kết từ hai năm trước. Từ bây giờ, hiệp định sẽ không chỉ điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hóa mà cả trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề trong lĩnh vực này – chẳng hạn, Philippines và In-đô-nê-xi-a đã đưa ra các điều kiện đặc biệt, dường như các nước này quan ngại trước sự thâm nhập quá tích cực của Ấn Độ vào thị trường của họ.

Nghịch lý của tình hình là ở chỗ mặc dù tập trung các vấn đề của nền kinh tế, trên thực tế, các đại biểu đã hướng tới phạm vấn đề vi rộng hơn. Ông Boris Volkhonsky, chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến lược Nga nhận xét: “Trước hết, đó là vấn đề an ninh trong vùng lãnh hải ở các đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương giao nhau, và đặc biệt là ở biển Đông. Mặc dù từ "Trung Quốc" không được nhắc tới trong các phát biểu, nhưng tất cả - đại biểu hội nghị thượng đỉnh và quan sát viên đều biết rõ rằng quan hệ với Trung Quốc là các yếu tố chính xác định các phạm vi đầy đủ của các vấn đề kinh tế, chính trị và an ninh trong khu vực.”

Đại diện Philippines, và Việt Nam đề cập đến sự căng thẳng trong khu vực biển Đông. Tuy nhiên, đại diện của Ấn Độ đã nhanh chóng ra khỏi vấn đề. Ngoại trưởng Salman Khurshid tuyên bố rằng "có những vấn đề cơ bản không đòi hỏi sự can thiệp của Ấn Độ," và nói thêm là vấn đề chủ quyền "nên được quyết định bởi các nước có liên quan."

Tuy không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc, Thủ tướng Manmohan Singh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong việc đảm bảo an ninh hàng hải. "Là quốc gia hàng hải, Ấn Độ và ASEAN cần phải tăng cường sự tham gia của mình trong an ninh hàng hải vì sự tự do vận chuyển và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế", - ông Manmohan Singh nói.

Trong cách tiếp cận này, tất cả các quốc gia, Ấn Độ cũng như các đối tác trong khu vực ASEAN, sự phức tạp của các vấn đề khẩn cấp nhất trong khu vực phản ánh tất cả các tình huống mâu thuẫn. Ông Boris Volkhonsky nói tiếp: “Một mặt, đối với Ấn Độ và Đông Nam Á, Trung Quốc là đối tác thương mại số một, và do đó họ không thể làm cho Trung Quốc mất lòng. Mặt khác, Ấn Độ và các nước ASEAN lo ngại trước việc Trung Quốc ngày càng tích cực mở rộng bành trướng vào lĩnh vực lợi ích quốc gia của họ.’

Không ai trong số các quốc gia đó, thậm chí cả ASEAN như một tổng thể ít nhiều gắn bó với nhau, có thể một mình đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Vì vậy, vấn đề cấp bách là tìm kiếm đồng minh. Có vẻ như Mỹ có thể là đồng minh như vậy. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu với ám chỉ rõ ràng là Washington sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề khu vực.

Tuy nhiên, Mỹ đang vướng chân với các chiến dịch của họ ở Iraq, Afghanistan và Libya. Tại Đông Nam Á, những kỷ niệm vẫn còn tươi mới về cuộc chiến tranh Việt Nam, trực tiếp liên quan đến các nước láng giềng của Việt Nam là Lào và Campuchia, bằng cách này hay cách khác đều ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực.

Ấn Độ thì không vướng bận gì cả, ông Boris Volkhonsky nói. Và do đó, đang hình thành một thực tế hoàn toàn mới: trong điều kiện đối đầu toàn cầu giữa hai đối thủ chính là Mỹ và Trung Quốc – xuất hiện một trung tâm quyền lực mới, không tham gia vào cuộc đối đầu bạo lực, nhưng có thể tạo ra sự cân bằng thực sự trong môi trường biến động hiện nay.

Theo Voice of Russia

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG