Anh và lỗ hổng an ninh trong vụ tấn công khủng bố ở Manchester Arena

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Vụ khủng bố tại sân vận động Manchester Arena ở thành phố Manchester (Anh) diễn ra trong bối cảnh Anh và Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận mới giải quyết mối quan hệ giữa Anh và EU sau khi Anh quyết định rời khỏi khối này (Brexit).

Nhiều nhà phân tích cho rằng việc thiếu cơ chế chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước EU là một trong những nguyên nhân dẫn tới các lỗ hổng an ninh để các phần tử khủng bố khai thác.

Trước đó, xuất phát từ nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng, EU đã thông qua luật hình sự hóa tất cả các hoạt động khủng bố, luật kiểm soát súng ngắn và luật về chia sẻ dữ liệu hành khách đi máy bay (EU PNR).

Đặc biệt, EU đã triển khai lực lượng biên phòng và tuần tra bờ biển, đồng thời thành lập trung tâm chống khủng bố trực thuộc cơ quan Cảnh sát Châu Âu (Europol).

Thế nhưng, đến nay mới chỉ có 6 nước áp dụng luật này. Các nhà lãnh đạo EU cũng đã từng công bố chiến lược chống khủng bố với nhiều giải pháp đột phá bao gồm: tăng cường kiểm soát biên giới bên ngoài, ngăn chặn nguồn cung cấp tài chính và tuyển nhân lực của các tổ chức khủng bố, ngăn chặn hình thành các thế hệ khủng bố mới.

Nhưng hiện tại, tính hiệu quả của những giải pháp này vẫn là câu hỏi lớn. Các vụ tấn công khủng bố theo kiểu "những con sói đơn độc" vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với châu Âu. Vụ khủng bố mới nhất tại Anh cho thấy nguy cơ khủng bố luôn rình rập và tiếp tục làm gia tăng mối lo ngại về bất ổn an ninh tại “Lục địa già”.

Đặc biệt, vụ khủng bố tại Anh cho thấy có sự "bất ổn" trong việc chia sẻ thông tin tình báo, nhất là giữa các cơ quan tình báo và an ninh của các nước EU.

Ngày 3/5, phát biểu trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Alfonso Dastis cho rằng các quốc gia thành viên EU phải tăng cường chia sẻ thông tin tình báo để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.

Trong đó ông Dastis nêu rõ để chấm dứt mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố, các nước EU cần phải hợp tác cùng nhau, đặc biệt trong lĩnh vực thu thập và chia sẻ thông tin, và nhận thức rõ rằng không quốc gia nào nằm ngoài mối đe dọa này.

Các nước EU cũng cần tin tưởng lẫn nhau để tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi thông tin xuyên suốt. Hiện 28 quốc gia thành viên EU sở hữu các cơ quan tình báo riêng biệt và thường không mấy mặn mà với việc chia sẻ thông tin tình báo của mình với các nước khác. 

Trước khi tiến hành đàm phán rời EU, những người ủng hộ Anh rời EU tin rằng, mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố sẽ thấp hơn nếu họ không còn là thành viên của EU. Tuy nhiên, một loạt các vụ khủng bổ xảy ra ở Anh gần đây cho thấy, dường như điều nay đang đi ngược lại.

Có thể thấy rằng vụ khủng bố chấn động thế giới vừa xảy ra tại Anh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có nỗ lực phối hợp chặt chẽ về tình báo và an ninh giữa các quốc gia EU cùng những giải pháp lâu dài để có thể bảo đảm an ninh cho khu vực này.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.