Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá

Để trở thành lính bắn tỉa, binh sĩ Nga phải vùi thân trong tuyết để ngụy trang hay sẵn sàng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình.
Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 1

Quân đội Nga đang lập kế hoạch đào tạo lực lượng bắn tỉa hiệu quả và xây dựng họ thành một đội quân chính quy, chuyên nghiệp và là một phần của lực lượng bộ binh Nga. Theo chương trình mới, các xạ thủ bắn tỉa sẽ phải trải qua khóa đào tạo dài từ 3 tới 4 năm để họ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa, phối hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả khi tác chiến theo cặp.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 2

Súng trường bắn tỉa của quân đội Nga. Ngoài vũ khí chính, các xạ thủ sẽ mang theo các loại vũ khí khác như súng lục và dao. Họ cũng sở hữu những thiết bị hỗ trợ nhiệm vụ bắn tỉa như ống nhòm, ống ngắm, các thiết bị trinh sát laser.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 3

Đào tạo lính bắn tỉa là quá trình gian nan và khó nhọc. Rèn luyện tâm lý là một trong những bài tập quan trọng nhất mà lính bắn tỉa phải trải qua. Họ luôn phải giữ vững tâm lý trong những màn đấu trí sinh tử. Trong quá trình rèn luyện, huấn luyện viên sẽ sàng lọc và loại dần những người không đạt. Chỉ những người vượt qua các bài kiểm tra mới trải qua quá trình đào tạo kỹ năng bắn.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 4

Trong quá trình tập luyện, các chuyên gia tâm lý tiếp tục theo dõi các ứng viên. Họ sẽ đưa ra những phương pháp hỗ trợ xạ thủ. Tuy nhiên, nếu vẫn không vượt qua thử thách, họ sẽ bị loại.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 5

Ngoài khả năng chiến đấu, lính bắn tỉa cũng cần đưa ra quyết định nhanh chóng trong thời gian ngắn. Họ phải chọn nơi ẩn nấp và vật liệu hóa trang để kẻ địch không thể phát hiện vị trí của họ.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 6

Trên thực tế, lính bắn tỉa Nga có thể mua một bộ trang phục ngụy trang trong cửa hàng chuyên dụng với giá 200 USD. Tuy nhiên, họ vẫn phải sửa sang để chúng phù hợp hơn với môi trường xung quanh. Trong quá trình tác chiến, những bộ đồ mà xạ thủ mang theo dường như không phải lựa chọn tối ưu của họ.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 7

Lính bắn tỉa cũng phải rèn luyện sức chịu đựng. Trong tác chiến, họ phải nằm gần như bất động nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày ở nơi ẩn nấp để chờ mục tiêu. Việc di chuyển có thể khiến các xạ thủ lộ vị trí, phá hỏng nhiệm vụ.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 8

Xạ thủ vùi thân dưới tuyết nhờ sự giúp đỡ của đồng đội. Nòng súng và ống ngắm quang học lộ ra ngoài giúp họ theo dõi và bắn hạ mục tiêu trong khi kẻ địch hoàn toàn bất ngờ.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 9

Ngoài ngụy trang bản thân, các xạ thủ cũng phải che giấu vũ khí để kẻ địch không thể phát hiện. Đối với lính bắn tỉa, vũ khí chính là một phần không thể tách rời của họ.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 10

Bên cạnh khả năng bắn tại vị trí ẩn nấp, lính bắn tỉa cũng phải rèn luyện khả năng tiêu diệt mục tiêu khi di chuyển. Kỹ năng này giúp họ chiếm ưu thế trong cận chiến hoặc tăng khả năng thoát thân khi địch phát hiện.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 11

Họ cũng cần rèn luyện khả năng tác chiến theo cặp nhằm quen với những tình huống nguy cấp có trên chiến trường.

Cận cảnh lính bắn tỉa Nga khổ luyện vùi thân trong băng giá ảnh 12

Với những kỹ năng đặc biệt, lính bắn tỉa là những binh sĩ có thể tạo ra lợi thế lớn trước kẻ thù.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.