Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế

Chiến thắng của bộ đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 làm nên sự kiện "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 1

Các chiến sĩ bộ đội tấn công những cứ điểm của Pháp tại sân bay Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 4/1954. Chiến thắng của quân đội Việt Nam đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, khiến thế giới kinh ngạc về kỳ tích của một nền quân đội kém ưu thế hơn về khí tài quân sự trước nước Pháp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 2

Những người lính chỉ huy trong chiến dịch Điện Biên Phủ cùng thảo luận kế hoạch tác chiến với Đại tướng Võ Nguyên Giáp (áo đen) vào tháng 3/1954. 17h30 ngày 13/3/1954, Đại tướng ra lệnh nổ súng. Đợt tấn công đầu tiên diễn ra từ ngày 13/3 đến 17/3. Sau 5 ngày, quân ta làm chủ Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 3

Một máy bay Pháp rơi sau khi nó trúng pháo phòng không của bộ đội Việt Nam. Việc người Việt Nam có thể di chuyển những khẩu pháo vượt qua núi đồi và tiến vào các cứ điểm chiến lược của Pháp khiến binh sĩ nước này kinh ngạc. Đợt 2 của chiến dịch bắt đầu từ ngày 30/3 đến 30/4, tiến công vào các cứ điểm phía đông. Đây là đợt giao tranh quyết liệt nhất giữa 2 bên.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 4

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng và động viên lực lượng phòng không sau một chiến thắng vào ngày 1/5/1954. Quân đội Việt Nam mở đợt tiến công lần 3 từ ngày 1/5 đến 7/5, đánh chiếm các cứ điểm còn lại. Đồi A1, cứ điểm kiên cố nhất, đến ngày 6/5 thất thủ và thuộc quyền kiểm soát của bộ đội ta.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 5

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của bộ đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ là hoạt động của đoàn hậu cần. Họ sử dụng xe đạp thồ vượt qua những đường đèo hiểm trở, nơi xe bọc thép không thể đi qua, để vận chuyển vũ khí lương thực và nhu yếu phẩm tiếp tế cho các chiến sĩ ở tiền tuyến. Dân, quân tham gia đội hậu cần đến 260.000 người. Họ sử dụng hơn 20.000 xe đạp thồ, mỗi xe chở tới 200 kg hàng hóa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 6

Bộ đội Việt Nam phát loa kêu gọi binh lính Pháp đầu hàng. Bên cạnh các chiến lược tấn công, việc áp dụng biện pháp binh vận hiệu quả cũng góp phần vào chiến thắng của bộ đội Việt Nam, đồng thời giảm thương vong cho cả 2 bên.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 7

Trực thăng Pháp sơ tán những binh sĩ bị thương trong trận chiến.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 8

Những binh sĩ Pháp đầu hàng được áp giải đến nơi tạm giam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 9

Tướng De Castries, chỉ huy lực lượng Pháp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, và các sĩ quan cao cấp người Pháp ra đầu hàng quân đội Việt Nam vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh quốc tế ảnh 10

17h30 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam vẫy lá cờ chiến thắng trên nóc hầm của chỉ huy lực lượng Pháp, tướng De Castries. Sau thất bại của quân đội Pháp, hội nghị Geneva bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương từ ngày 8/5/1954. Sau hội nghị, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.