Điều ít biết về tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất

Ít ai biết rằng, trong quá khứ Mỹ từng phát triển biến thể tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất bên cạnh các loại phóng trên tàu chiến.
Điều ít biết về tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất ảnh 1

Theo Missilethreat, phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk bắn từ mặt đất được định danh là BGM-109 Gryphon bắt đầu đphát triển từ những năm 1970 và thử nghiệm lần đầu tháng 5/1982. Tới năm 1983, loại tên lửa này đã được triển khai tới châu Âu đặt ở 6 nước gồm Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức và Italy, với mục đích phá hủy hệ thống tên lửa đạn đạo di động RSD-10 Pioner (SS-20 Saber) của Liên Xô.

Điều ít biết về tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất ảnh 2

Đạn tên lửa hành trình BGM-109 Gryphon dài 6,4 m, đường kính thân 0,52 m và trọng lượng khi phóng 1.470 kg. Tên lửa được lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W-84 vốn dựa trên bom hạt nhân B61, sử dụng hệ thống dẫn đường INS/TERCOM, được lắp trên hệ thống phóng TEL.

Điều ít biết về tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất ảnh 3

BGM-109 Gryphon sử dụng động cơ đẩy bằng nhiên liệu rắn MK 106, có tốc độ cận âm 880 km/h và phạm vi tác chiến 2.500 km.

Điều ít biết về tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất ảnh 4

Mỗi hệ thống phóng tự hành có 4 ống phóng mang theo 4 quả tên lửa BGM-109 Gryphon.

Điều ít biết về tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất ảnh 5

Vào tháng 12/1987, Mỹ và Liên Xô cùng ký kết một Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Điều ít biết về tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất ảnh 6

Tới năm 1991, các tên lửa BGM-109 Gryphon đã bị giải trừ hoàn toàn.

Điều ít biết về tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất ảnh 7

Tên lửa hành trình đối đất Tomahawk hiện nay chủ yếu được triển khai trên tàu chiến đấu mặt nước, tàu ngầm.

Post by Báo Tiền Phong.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.