Giải mã lực lượng đặc nhiệm hải quân Hàn Quốc

Giải mã lực lượng đặc nhiệm hải quân Hàn Quốc
Đặc nhiệm Hải quân Hàn Quốc UDT/SEAL là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ chuyên thực hiện nhiệm vụ chống Triều Tiên.

Giải mã lực lượng đặc nhiệm hải quân Hàn Quốc

> Đặc nhiệm Hàn Quốc giải cứu tàu bị hải tặc bắt giữ
> Mỹ - Hàn tập trận toàn diện

Đặc nhiệm Hải quân Hàn Quốc UDT/SEAL là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ chuyên thực hiện nhiệm vụ chống Triều Tiên.

Học viên UDT/SEAL huấn luyện
Học viên UDT/SEAL huấn luyện.

Lực lượng chiến đấu đặc biệt Hải quân Hàn Quốc (Republic of Korea Naval Special Warfare Flotilla – ROKN SWF) là một đơn vị tinh nhuệ của Hải quân Hàn Quốc. Đơn vị này còn được biết đến với tên gọi ROKN UDT/SEAL.

Lực lượng đặc nhiệm Hải quân Hàn Quốc được thành lập vào ngày 25/11/1955, không lâu sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc.

Nhiệm vụ của UDT/SEAL gồm: do thám đặc biệt; chiến tranh thông tin; ám sát; giải cứu con tin và chống khủng bố. Đối tượng chính mà UDT/SEAL hướng tới là đối phó với Triều Tiên.

UDT/SEAL chịu nhiều ảnh hưởng về phương châm tác chiến, đường lối hoạt động, phong cách ngụy trang của lực lượng Navy SEAL Mỹ.

Tuyển chọn

Cách thức tuyển chọn lính mới của UDT/SEAL cũng giống như Navy SEAL Mỹ. Để trở thành thành viên các binh lính phải trải qua quá trình tuyển chọn rất khắt khe theo các tiêu chuẩn.

Nam thanh niên có độ tuổi từ 18-26 là binh lính của Hải quân Hàn Quốc. Ngoài ra, cũng có một vài thành viên đặc biệt từ các lực lượng quân sự khác được mời tham gia đào tạo.

Hai tiêu chí được xếp hạng cao nhất là dẻo dai về thể chất và tinh thần. Những người vượt qua được quá trình đào tạo cơ bản kéo dài 10 tuần sẽ được tiếp tục đào tạo về các hoạt động lặn, chiến tranh phá hủy dưới nước, trên mặt đất và chiến thuật trước khi được đào tạo về các hoạt động đặc biệt.

Quá trình đạo tào kéo dài đến 2 năm, thông thường tỷ lệ tốt nghiệp và được đứng vào hàng ngũ UDT/SEAL chỉ chiếm từ 30-40% số lượng được gửi đi đào tạo.

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, các thành viên sẽ được phân về các đơn vị UDT/SEAL gồm: trinh sát đặc biệt; chiến đấu trực tiếp; trinh sát thủy văn, phá hủy dưới nước.

Dù là ở đơn vị nào, UDT/SEAL luôn có nhiệm vụ chung là sẵn sàng đối phó hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Triều Tiên. Mỗi đơn vị đều có một đội thao dỡ bom, mìn, vật liệu nổ tự chế IED đi kèm.

Ngoài ra, UDT/SEAL còn thực hiện các nhiệm vụ trong thời bình như: đảm bảo an ninh cho các chuyến viếng thăm; công tác của các nhân vật cao cấp trong chính phủ và quân đội Hàn Quốc; đảm bảo an ninh hàng hải và chống khủng bố, giải cứu con tin.

UDT/SEAL sử dụng vũ khí khá đa dạng bao gồm các loại súng sản xuất trong nước (súng trường tiến công K1, K1, K3 SAW, K5, K7) và nhập khẩu từ nước ngoài.

Ngoài ra, đơn vị còn được trang bị các phương tiện hỗ trợ tác chiến hiện đại như: đồ lặn, thiết bị di chuyển dưới nước, thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển..

Đội người nhái UDT/SEAL trong hoạt động huấn luyện đột nhập đường biển
Đội người nhái UDT/SEAL trong hoạt động huấn luyện đột nhập đường biển.

“Chạm trán” đặc nhiệm hải quân Triều Tiên

Từ khi được thành lập, UDT/SEAL tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ trinh sát trên lãnh thổ Triều Tiên. Từ những năm 1990, nhiệm vụ chính của UDT/SEAL đảm bảo an ninh hàng hải và chống khủng bố. Trọng tâm nhiệm vụ là chống các hoạt động thâm nhập bằng đường biển từ Triều Tiên bằng các loại tàu ngầm mini.

Một trong những chiến dịch đáng chú ý nhất của UDT/SEAL trong giai đoạn này là săn lùng lính đặc nhiệm hải quân Triều Tiên đột nhập năm 1996.

Ngày 15-9-1996, một tàu ngầm mini lớp Sang-O của Hải quân Triều Tiên đã bí mật tiếp cận bờ biển Hàn Quốc. Sau đó, nó đã thả 3 nhóm lính đặc nhiệm hải quân để xâm nhập và do thám căn cứ Hàn Quốc.

Tới ngày 17, chiếc tàu ngầm đã tiến vào để thu hồi nhóm lính đổ bộ, nhưng bị mắc cạn. Sau những nỗ lực cứu con tàu thất bại, thủy thủ đoàn và nhóm lính đã tìm cách di chuyển trên đường bộ tới khu phi quân sự DMZ.

Tuy nhiên, nhóm lính Triều Tiên nhanh chóng bị phát hiện và bị nhiều lực lượng quân đội Hàn Quốc gồm cả UDT/SEAL truy lùng gắt gao. Sau 49 ngày, toàn bộ 24 lính Triều Tiên thiệt mạng, chỉ 1 người bị bắt.

Tàu ngầm Sang-O của Triều Tiên bị mắc cạn năm 1996
Tàu ngầm Sang-O của Triều Tiên bị mắc cạn năm 1996.

Năm 2009, UDT/SEAL mở rộng các hoạt động của mình và tham gia tích cực vào nhiệm vụ chống cướp biển Somalia ở vịnh Aden.

Một trong nhiệm vụ nổi bật của họ là giải cứu tàu chở hóa chất Samho Jewelry tải trọng 11.000 tấn bị tấn công bởi 13 tên cướp biển, 21 thuyền viên trên tàu bị bắt làm con tin. Tàu khu trục ROKS Choi-Young tải trọng 4.600 tấn được triển khai gần đó nhằm giải cứu con tàu.

Một chiếc trực thăng Lynx đã làm nhiệm vụ bay vòng quanh nghi binh, 15 thành viên của UDT/SEAL đã đột nhập lên tàu bắn chết 8 tên cướp biển bắt sống 5 tên mà không phải chịu một thương vong nào sau 3 giờ chiến đấu.

Theo Kiến thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG