Lộ lí do Mỹ đưa F-22 tối tân đến Singapore

F-22 sát cánh cùng Su-30MKI tại Alaska trong cuộc tập trận Red Flag
F-22 sát cánh cùng Su-30MKI tại Alaska trong cuộc tập trận Red Flag
Mỹ không bán tiêm kích tàng hình F-22 tối tân nhưng vẫn khiến các quốc gia thèm muốn và thúc đẩy bán các vũ khí cũ hơn. Giới phân tích bình luận việc giới thiệu F-22 tại triển lãm hàng không Singapore mới đây là nhằm vào Bắc Kinh. 

Chim mồi F-22

Không quân Mỹ mới đây đã cho công bố một hình ảnh hiếm hoi ghi lại cảnh một chiếc tiêm kích tàng hình F-22 bay cạnh một chiếc Su-30. Đây là một phần trong cuộc tập trận không quân Red Flag ở Alaska với sự tham gia của 10 máy bay Ấn Độ, trong đó có 4 chiếc Su-30MKI.

Hồi tháng 2/2016, 2 chiếc F-22 của Mỹ, loại chiến đấu cơ được đánh giá là uy lực nhất thế giới nhờ khả năng tàng hình và tính linh hoạt cao, cũng bay qua Biển Đông để tới Singapore. Mỹ đưa F-22 tới Triển lãm hàng không tại Singapore, triển lãm quốc phòng và vũ trụ lớn nhất châu Á.

Chính phủ Mỹ không bán F-22 mà ưu tiên giữ loại máy bay này cho Không lực Mỹ. Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ phải tốn công đưa máy bay F-22 đến Singapore trong khi không hề có ý định bán chúng?

Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Joe Rixey, đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết sự xuất hiện của máy bay F-22 tại triển lãm để giới thiệu sự tiến bộ công nghệ và sự đoàn kết chặt chẽ của Mỹ trong mối quan hệ đối tác với Singapore.

Lộ lí do Mỹ đưa F-22 tối tân đến Singapore ảnh 1

F-22 xuất hiện tại Singapore Airshow hồi tháng 2/2016

Giới phân tích bình luận phát ngôn này cho thấy việc giới thiệu F-22 tại triển lãm hàng không Singapore là nhằm vào Bắc Kinh. Và trong khi không thể tiếp thị máy bay F-22, Mỹ rất muốn tăng cường sự ảnh hưởng của mình tại khu vực bằng cách bán vũ khí khác cho các nước châu Á.

Lockheed Martin, Tập đoàn công nghệ quốc phòng sản xuất F-22, cũng trưng bày máy bay F-35, một loại máy bay chiến đấu tàng hình khác được Mỹ và một số quốc gia khác hợp tác phát triển. Mẫu F-35 này được trưng bày tại vị trí đẹp nhất của triển lãm.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông, với việc giới thiệu F-22 và F-35, Mỹ đã gửi đến không chỉ Bắc Kinh mà cả chỉ huy quân sự các nước khác thông điệp:

"Trung Quốc có thể xây đảo, nhưng chúng tôi đủ khả năng bắn hạ bất cứ máy bay nào cất cánh từ các căn cứ nằm trên những hòn đảo đó và phá hủy luôn cả các căn cứ đó".

Bán hàng cũ

Lockheed Martin cũng giới thiệu tại triển lãm phiên bản mới của một loại máy báy chiến đấu cũ, F-16V. Loại máy bay này nằm trong chiến lược xuất khẩu vũ khí của Mỹ.

Chiếc F-16V đầu tiên được triển khai cách đây đã 42 năm. Hơn 4.500 chiếc F-16V đã được sản xuất để cung cấp cho Không quân Mỹ cũng như các nước châu Âu và châu Á.

Máy bay F-16V được giới thiệu có hệ thống radar và thông tin mới, công nghệ buồng lái mới nhất và các nâng cấp khác. Phiên bản mới này được coi là thế hệ F-16V thứ tư, khác với máy bay F-22 và F-35 được coi là máy bay thế hệ thứ năm.

Theo Theo Báo Đất Việt
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.