Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội
Xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ được trang bị khẩu pháo M256 cỡ 120mm có khả năng xuyên thủng các dòng xe tăng T-72/80/90 của Nga.
Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 1

Hình ảnh tuyệt đẹp khoảnh khắc xe tăng M1A1 Abrams của Lục quân Mỹ khai hỏa.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 2

Dòng xe tăng M1 Abrams được trang bị hai kiểu pháo tăng chính gồm: M68 105mm (phiên bản M1 đời đầu sử dụng) và M256 120mm (kể từ M1A1 trở về sau).

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 3

Đáng lưu ý khẩu M256 là thiết kế sao chép có giấy phép công nghệ pháo Rhenmental L44 trang bị trên xe tăng Leopard 2 của Cộng hòa Liên bang Đức.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 4

Pháo chính M256 120mm có trọng lượng khoảng 3 tấn, chiều dài nòng 5,3m, tuổi thọ của khóa nòng là 4.500 phát, tuổi thọ của nòng là 1.500 phát.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 5

Cơ số đạn pháo trên xe có 40 viên đạn.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 6

Pháo nòng trơn 120mm M256 bao gồm các tính năng: bắn các loại đạn tiêu chuẩn NATO STANAG 4385; có bậu giữ khí nòng pháo; có cách nhiệt; có cảm biến đầu nòng; khóa nòng phải được người điều chỉnh trước khi bắn phát đầu tiên và không cân bằng đồng tâm.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 7

Pháo tăng được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại gồm: kính quan sát đôi 10x và 3x ngày-đêm; hệ thống thám sát hồng ngoại có tầm hoạt động 4km; máy tính đường đạn sẽ tính toán đạn đạo pháo tăng dựa trên các tham số: góc bắn (xác định bằn cảm biến đầu nòng), khoảng cách (xác định bằng hệ thống laser), tốc độ và hướng gió (cảm biến gió trên nóc xe), thông số từ con quay hồi chuyển, tốc độ của mục tiêu(xác định bằng máy đếm số vòng), nhiệt độ, áp suất khí quyển, loại đạn, nhiệt độ của đạn. Cộng chung lại, máy tính đạn đạo cho khả năng bắn chính xác 95% ở khoảng cách bình thường.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 8

M1 Abrams không sử dụng hệ thống nạp đạn tự động như xe tăng Nga mà vẫn dùng sức người, nhưng tốc độ bắn có thể lên tới 6-8 phát/phút, thậm chí trong thực chiến có trường hợp nạp đạn viên M1 Abrams đảm bảo cho khẩu pháo bắn 3 phát đạn chỉ trong 10 giây.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 9

Về đạn pháo tăng M256 120mm, Lục quân Mỹ trang bị cho cỗ xe tăng của mình ba loại đạn chính gồm: Đạn xuyên giáp có cánh ổn định và vỏ tách rời (APFSDS); Đạn chống tăng bằng chất nổ có sức công phá cao (nổ lõm), đa công năng, vạch đường (HEAT-MP-T); Đạn chất nổ mạnh-phá vật cản-vạch đường (HE-OR-T) và đạn Canister.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 10

Trong 4 loại đạn trang bị cho pháo tăng M256 trên M1A1 Abrams, thì loại đạn có sức xuyên giáp mạnh nhất và nguy hiểm nhất là APFSDS M829. So với đạn APFSDS của Nga trang bị thanh xuyên làm bằng Tungsten thì đạn Mỹ dùng thanh xuyên uranium nghèo (DU).

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 11

Loại đạn M829 dùng thanh xuyên Uranium nghèo ưu điểm hơn đạn Nga ở chỗ: DU là một kim loại nặng có tỉ trọng gấp 2,5 lần thép và rất dễ bốc cháy giống như Magie. Nhiệt độ khi đầu xuyên tiếp xúc với mục tiêu là khoảng 1132 độ C. Khi đầu xuyên đang trong giai đoạn xuyên qua giữa lớp giáp, cả đầu xuyên lẫn lớp giáp sẽ bị chảy ra một phần dưới nhiệt độ và áp suất cực lớn. Khi đầu xuyên đã xuyên qua lớp giáp, thì phần chưa bị nung chảy của đầu xuyên, những phần bị nung chảy và mảnh vỡ sẽ tuôn vào bên trong khoang xe. Nếu những phần này chạm tới chỗ chứa đạn hoặc nhiên liệu thì sẽ gây thiệt hại toàn bộ cho cả xe lẫn tổ lái. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những loại xe tăng sử dụng máy nạp đạn kiểu như của Liên Xô - Nga vốn để đạn xung quanh khoang xe...

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 12

Khi xuyên giáp, đầu xuyên có thể bị gãy, nhưng phần đầu nhọn của đầu xuyên vẫn giữ được hình mũi tên trong khi ở đầu xuyên tungsten, phần đầu nhọn sẽ bị biến dạng thành hình giống cây nấm. Vì thế, đầu xuyên DU tạo ra một lỗ nhỏ hơn, sâu hơn so với đầu xuyên Tungsten.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 13

Ngoài ra, đầu xuyên DU có thể làm giảm sức cản không khí, nên có tốc độ, độ chính xác cao hơn so với đầu xuyên tungsten cùng loại. Du cũng có giá rất rẽ so với Tungsten, gần như là cho không đối với những nước có các nhà máy điện hạt nhân.

Mục kích xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ khai hỏa dữ dội ảnh 14

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của DU là nó rất độc. Khi viên đạn chạm mục tiêu, phần lớn lượng DU bị oxy hoá thành các loại bụi, khí độc hại. DU bị nghi là tác nhân gây nên "Hội chứng vùng Vịnh" của nhiều cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh vùng Vịnh lần nhất (1991). Trong cuộc chiến này, 85% binh sĩ Mỹ thú nhận từng lại gần các mục tiêu bị bắn phá bằng đạn DU. Trong cuộc chiến Balkan (Bosnia và Kosovo), binh sĩ NATO được khuyến cáo không nên sử dụng nước uống, thực phẩm địa phương, tránh xa các địa điểm bị bắn phá bằng đạn DU và không được nhặt các mảnh vở tình nghi là từ đạn DU.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG