Mỹ, Philippines hoan nghênh luật quốc phòng mới của Nhật

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario. Ảnh: AP
Mỹ, Philippines ủng hộ việc Nhật Bản thông qua luật an ninh mới cho phép lực lượng vũ trang bảo vệ các đồng minh như Manila khi bị tấn công. Trong khi Trung Quốc, nước có tranh chấp lãnh thổ với Nhật ở biển Hoa Đông, cáo buộc luật an ninh mới "vi phạm quy định trong hiến pháp của Nhật" và "đi ngược lại xu hướng gìn giữ hòa bình, phát triển và hợp tác".

"Philippines hoan nghênh việc nghị viện Nhật Bản thông qua luật an ninh quốc gia", Inquirer dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Del Rosario, tuyên bố.

Động thái này gây ra tranh cãi ở Nhật, nhưng được xem là có lợi cho Philippines trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Tokyo là đối tác chiến lược của Manila.

"Chúng tôi mong muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản và đóng góp hơn nữa cho các mục tiêu chung vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế", ông Del Rosario nói thêm.

Washington cũng hoan nghênh Tokyo thay đổi chính sách quốc phòng, trong khi Trung Quốc, nước có tranh chấp lãnh thổ với Nhật ở biển Hoa Đông, cáo buộc luật an ninh mới "vi phạm quy định trong hiến pháp của Nhật" và "đi ngược lại xu hướng gìn giữ hòa bình, phát triển và hợp tác".

Trong sách trắng quốc phòng năm 2015, Nhật Bản coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia. Ngoại trưởng Philippines Del Rosario cũng dùng cách gọi này để đề cập đến Trung Quốc trong bài phát biểu của mình.

Điểm then chốt trong luật mới của Nhật là bỏ lệnh cấm thực hiện quyền phòng thủ chung, cho phép Nhật điều quân ra ngoài lãnh thổ để bảo vệ Mỹ hoặc một nước thân thiện khác khi họ bị tấn công, trong trường hợp Nhật đối mặt với "mối đe doạ đến sự tồn tại của mình".

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.