Năm cuộc chiến thương vong nhiều nhất trong lịch sử thế giới

Năm cuộc chiến thương vong nhiều nhất trong lịch sử thế giới
TPO - Xét trên số lượng thương vong, trang tin The National Interest ngày 26/7 liệt kê 5 cuộc chiến mà tổng cộng đã giết chết 1/4 tỷ người trên thế giới.

Nội chiến Trung Quốc

Cuộc chiến này diễn ra giữa lực lượng của Cộng hòa Trung Hoa (ROC) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP). Nó kéo dài hơn 20 năm, từ năm 1927 - 1950 với kết quả thiết lập nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa trên lục địa và Cộng hòa Trung Hoa trên đảo Đài Loan.

Nhật Bản là nhân tố gây gia tăng phức tạp của cuộc nội chiến khi tiến hành các chiến dịch tàn bạo để đàn áp, xâm lược Trung Quốc. Khoảng 8 triệu người đã thiệt mạng trong một cuộc xung đột với sự tham gia của lực lượng Nhật Bản.

Trước tình hình đó, ROC và CCP đã tạm thời gác lại mâu thuẫn để cùng hợp tác chống phát xít Nhật dưới Mặt trận thống nhất Quốc – Cộng thứ hai.

Kết thúc Thế chiến thứ II, với sự hỗ trợ của các vũ khí Liên Xô thu được từ Nhật Bản, CCP đã nhanh chóng đánh bại hoàn toàn ROC trong 5 năm, buộc lực lượng này phải tháo chạy ra Đài Loan và một số khu vực thuộc Đông Nam Á.

Cuộc nổi dậy Thái Bình (Trung Quốc)

Hồng Tú Toàn, một nhà nho tin vào Chúa Jesus đã lãnh đạo nổi dậy chống triều đình nhà Thanh. Ông này thành lập Thái Bình Thiên Quốc và lãnh đạo quân đội lật đổ nhà Thanh.

Cuộc chiến kéo dài từ năm 1850 - 1864 này có thể là cuộc xung đột đẫm máu nhất từng thấy trong lịch sử. Phe nổi dậy xuất phát từ Nam Trung Hoa, tuyển quân từ Quảng Tây cho tới Quảng Châu, tiến lên phía Bắc và giành nhiều thắng lợi liên tiếp, sau đó đóng đô ở Nam Kinh.

Bước tiến của quân đội Thái Bình đã bị Quân Thường Thắng của nhà Thanh với các sỹ quan châu Âu chặn lại, không thể tiến vào Bắc Kinh, Thượng Hải, và cuối cùng bị đẩy lui.

Khoảng 400.000 binh lính và 20.000 – 1 triệu thường dân thiệt mạng. Gần cuối cuộc chiến, quân nhà Thanh đã càn quét quê hương của lực lượng nổi dậy, và giết chết hàng triệu người tại Quảng Châu.

Các cuộc chinh phạt và xâm lược của quân Mông Cổ

Mông Cổ, một bộ tộc cưỡi ngựa du cư ở Trung Á đã tiến hành cuộc chinh phạt hàng trăm năm khắp Á – Âu. Trong thế kỷ 13, Đế chế Mông Cổ đã chinh phục các vùng đất thuộc Nga, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên, toàn bộ Trung Á, Ấn Độ, Iran, Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari, Hungari và Ba Lan ngày nay.

Cuộc chinh phạt diễn ra hết sức tàn bạo, từ năm 1221 tới 1337 đã giết giết khoảng 18,4 tiệu người tính riêng ở Đông Á. Thành phố Nishapur, vùng Vịnh đã bị quân Mông phá hủy và quét sạch 1,7 triệu người dấn ở đây. Tại Baghdah, quân Mông giết 200.000 – 1 triệu người.

Khó có được số liệu chính xác, nhưng theo số liệu của phái xét lại thì cho rằng, số người thiệt mạng trong 120 năm chinh phạt của Mông Cổ là khoảng 11,5 triệu chứ không phải tới 40 triệu người.

Thế chiến thứ nhất

16 triệu người đã bị giết hại trong cuộc chiến này, trong đó có 9 triệu binh lính và 7 triệu thường dân. Tỷ lệ thương vong cao do một số nguyên nhân như: sự tham gia của các quân đội lớn, hiếu chiến, coi trọng tấn công hơn phòng thủ…

Đây là cuộc chiến đầu tiên sau Cách mạng Công nghiệp diễn ra trên quy mô toàn cầu với súng máy, xe tăng và pháo binh. Trong cuộc chiến Marne lần 1, Pháp thiệt hại 250.000 quân, Đức thiệt hại không kém.

Cuộc chiến Verdun giết chết khoảng 714.000 người trong 300 ngày. Tống số thương vong trong trận chiến  Somme vào khoảng 700.000 – 1,1 triệu người. Tình hình Mặt trận châu Âu tồi tệ hơn với 300.000 người Đức, 2,4 triệu người Nga thiệt mạng.

Thế chiến thứ nhất cũng có thể là cuộc chiến cuối cùng mà số thương vong binh lính lớn hơn thường dân. Dù hầu như toàn bộ cuộc chiến diễn ra trên đất Pháp, nhưng thương dân Pháp thiệt mạng chỉ khoảng 40.000 người.

Thế chiến thứ hai

Tới nay, đây là cuộc chiến gây chết chóc lớn nhất trong lịch sử loài người. 60 – 80 triệu người thiệt mạng từ năm 1939 – 1945. 21 – 25 triệu trong số đó là binh lính, còn lại là thường dân.

Khái niệm Chiến tranh Tổng lực với các cuộc đánh bom chiến lược vào sâu trong lòng đối phương gây thiệt mạng nhiều dân thường. Không như Thế chiến thứ nhất, đây thực thực là một cuộc chiến toàn cầu, trong đó diễn ra rộng khắp châu Á - Thái Bình Dương.

Liên Xô thiệt hại nhiều nhất với  khoảng 27 triệu binh lính và thường dân. Trung Quốc mất 20 triệu người, Đức 6 – 7 triệu người và Nhật Bản 2,5 – 3,2 triệu người. Mỹ chỉ mất 420.000 người với 10.000 binh sỹ.

Thường dân thiệt mạng rất lớn tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng bởi phe Trục (phe phát xít), như Yugoslivia, Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc và Philippines…

Phát xít Đức phạm nhiều tội ác diệt chủng chống người Do Thái, Xla-vơ, Di-gan, người đồng tính, những người Đức chống đối và người tàn tật, gây ra cái chết của khoảng 11 triệu người. 

Theo Theo The National Interest
MỚI - NÓNG