Nâng cấp LCS: Mỹ muốn tạo thành siêu tàu chiến ven bờ?

Pháo Mk110 57mm trên tàu LCS sắp được thay thế trong tương lai
Pháo Mk110 57mm trên tàu LCS sắp được thay thế trong tương lai
Bộ tư lệnh hải quân Hoa Kỳ đã trao hợp đồng trị giá 26,2 triệu USD cho tập đoàn quốc phòng General Dynamics của Mỹ, theo đó tập đoàn này sẽ sản xuất pháo hạm kiểu Mk 46 Mod2 cho tàu tác chiến ven bờ và tàu khu trục DDG-1000 thay thế cho pháo Mk110 57mm.

Mk46 là kiểu pháo 30mm bắn nhanh có khả năng điều khiển từ xa, được lắp đặt các thiết bị do tìm như cảm biến hồng ngoại, camera có thể ghi hình ban đêm, thiết bị đo đạc laser cự ly xa.

Kiểu pháo này đối phó rất hiệu quả với các mục tiêu mặt nước có tốc độ cao, các tàu cỡ nhỏ. Mk 46 Mod2 có thể điều khiển trực tiếp, cũng có thể điều khiển từ xa thông qua trung tâm thông tin tác chiến hoặc trung tâm kiểm soát nhiệm vụ trên tàu.

Pháo hạm Mk46 là hệ thống vũ khí vận hành ổn định trong mọi điều kiện thời tiết, có trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn, được module hoá và thiết kế chặt chẽ, lý tưởng cho việc đối phó với các mục tiêu mặt nước và mục tiêu trên không tập trung số lượng lớn.

Chính vì thế, Mỹ đã quyết định thay thế pháo MK110 57 mm bằng pháo MK46 30mm cho tàu khu trục DDG1000 Zumwalt. Theo chuyên gia quân sự, kết quả thử nghiệm thực tế cho thấy pháo 57 mm không đáp ứng được yêu cầu tác chiến đặt ra.

Khi tác chiến với biên đội tàu chiến cỡ nhỏ trong phạm vi 1 dặm, lúc đó pháo hạm Mk46 30 mm sẽ phát huy khả năng ứng phó hiệu quả hơn, còn pháo hạm 57 mm không đáp ứng được nhu cầu đặc biệt đó.

Trọng lượng của các loại pháo hạm này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thay thế này. Trọng lượng bao gồm đạn của pháo Mk110 là từ 12-14 tấn, trong khi đó trọng lượng của Mk46 30mm chỉ khoảng 2 tấn.

Bắt đầu từ năm 2005, tập đoàn General Dynamics đã bàn giao cho hải quân Mỹ 38 hệ thống pháo hạm Mk46. Nó là pháo chủ lực của siêu chiến hạm tàng hình lớp LPD17 và là pháo phụ của các tàu tác chiến ven bờ LCS và DDG-1000.

Theo dự kiến, công tác sản xuất Mk46 30mm theo hợp đồng sẽ hoàn thành vào tháng 11-2016, công việc này được giao cho nhiều công ty con của tập đoàn General Dynamics cùng thực hiện.

Tàu DDG-1000 sẽ được trang bị pháo hạm Mk46 Mod2
Tàu DDG-1000 sẽ được trang bị pháo hạm Mk46 Mod2

Đồng thời, hải quân Mỹ vừa tuyên bố họ chính thức gọi lớp tàu LCS là tàu hộ vệ, thay vì các tên gọi trước như tàu tuần duyên, tàu chiến đấu duyên hải, tàu chiến đấu ven biển... Việc thay đổi tên gọi như vậy cho thấy LCS đã đáp ứng được những yêu cầu khắc nghiệt hơn trong hải quân Mỹ. Và tính năng của những con tàu này chắc chắn sẽ có những cải tiến đáng kể.

Trước đó, ngày 11/12/2014, Lầu Năm Góc cho biết sẽ nâng cấp chương trình tàu chiến ven biển (LCS) bất chấp những nghi ngại trước đó. Theo cổng thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, LCS sẽ được nâng cấp theo hướng có kích thước nhỏ hơn, nhưng khả năng sát thương cao hơn rất nhiều.

Ngoài ra, LCS được tập trung cải tiền vào các tính năng như radar phòng không, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phát hiện ngầm, phòng thủ ngầm. Đồng thời lớp áo giáp của LCS cũng được tập trung gia tăng sự vững chắc.

Chi phí cho gói nâng cấp này là 34 tỉ USD, và dự kiến, loại siêu pháo kể trên cũng là một thành phần trong gói nâng cấp tàu LCS, nó đảm bảo lớp tàu này có khả năng sát thương cao hơn.

Theo Theo baodatviet.vn
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.