Năng lực xe tăng Mỹ đang tụt hậu so với Nga

Nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ bị phá hủy bởi vũ khí chống tăng có nguồn gốc từ Nga. Ảnh: Al-Anbar News.
Nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ bị phá hủy bởi vũ khí chống tăng có nguồn gốc từ Nga. Ảnh: Al-Anbar News.
Nhiều thập kỷ qua Mỹ không phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực mới và không trang bị hệ thống phòng vệ chủ động khiến xe tăng Mỹ yếu thế trên chiến trường so với Nga.

Năm 2006, quân đội Israel điều động xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava mạnh nhất của họ đến chiến đấu chống lại phiến quân Hezbollah. Phiến quân vốn không có lực lượng thiết giáp, nhưng xe tăng Israel phải chịu nhiều tổn thất trước các loại vũ khí chống tăng hiện đại được cho là có nguồn gốc từ Nga.

Năm 2014, trong cuộc xung đột với Hamas ở dải Gaza, phiến quân có vũ khí chống tăng hiện đại, nhưng Israel không bị mất xe tăng nào. Lý do là Israel đã phát triển hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Trophy để bảo vệ xe tăng.

Trong khi đó, quân đội Mỹ nhiều thập kỷ qua hầu như không phải đối mặt với kẻ thù có sức mạnh tương đương ở chiến trường trên bộ. Điều đó khiến xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của họ thiếu hệ thống APS.

Quân đội Mỹ đang hỗ trợ cho các lực lượng tại Syria, nơi có không ít hơn 8 loại vũ khí chống tăng hiện đại, theo một báo cáo gần đây của Quốc hội Mỹ.

Điều đáng lo ngại là phần lớn hệ thống vũ khí chống tăng này có nguồn gốc từ Nga, và sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực thông minh để tiêu diệt xe tăng. Điều này cho thấy Mỹ cần hiện đại hóa hệ thống bảo vệ cho xe tăng thiết giáp nước này.

Tuy nhiên, việc phát triển một hệ thống APS cho lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ là cực kỳ khó khăn. Mỹ đã mua và thử nghiệm hệ thống APS Trophy của Israel nhưng có rất nhiều yêu cầu kỹ thuật bổ sung cho từng lực lượng riêng.

Ví dụ, thủy quân lục chiến cần loại APS có thể triển khai trên các tàu thuyền và có khả năng chống nước mặn. Các hệ thống cảm biến tiên tiến phải có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mối đe dọa ở tốc độ cao trong cuộc xung đột thời gian thực, có thể hỗ trợ cho nhau khi gặp sự cố.

Hệ thống APS cần phải hoạt động với thời gian tính bằng mili giây nên quá trình vận hành hoàn toàn tự động. Điều này gây ra những nguy cơ thiệt hại cho con người và tài sản xung quanh. Hệ thống APS phóng ra một hộp chứa hàng nghìn mảnh đạn nhỏ tạo nên một bức tường để phá hủy tên lửa chống tăng bay đến.

Khi quá trình đánh chặn diễn ra, vụ nổ của khối đánh chặn và đầu đạn tạo ra hàng nghìn mảnh đạn xung quanh xe tăng có thể gây nguy hiểm cho bộ binh đi cùng. Mỹ đề cao việc bảo vệ tính mạng binh sĩ, người dân và các tài sản khác. Điều đó khiến việc tìm kiếm một giải pháp khả thi trở nên khó khăn.

Trong khi Mỹ còn loay hoay với vấn đề trên thì Nga đã phát triển thành công xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo T-14 Armata. Siêu tăng mới của Nga được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, giáp thế hệ mới tốt hơn cùng hệ thống APS bảo vệ xung quanh xe.

Một số người vẫn còn hoài nghi về năng lực tổng thể của siêu tăng T-14, nhưng Moscow đã có những bước tiến dài trong công nghệ xe tăng và vũ khí chống tăng.

Trong khi hiệu quả của vũ khí chống tăng đã được chứng minh trong tay phiến quân trên toàn thế giới. Đối với Mỹ, để duy trì lợi thế trong chiến tranh trên bộ, vấn đề tăng cường bảo vệ cho xe tăng thiết giáp cần phải được giải quyết.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.