'Nga không chủ quan khi để Su-24 tác chiến độc lập'

Chuyên gia quân sự Michael Kofman. Ảnh: Wilson Center.
Chuyên gia quân sự Michael Kofman. Ảnh: Wilson Center.
"Với 17 giây, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ không thể có đủ thời gian để ngắm bắn. Tôi nghĩ họ đã chờ sẵn và bắn chiến đấu cơ của Nga...", ông Michael Kofman, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Wilson, Mỹ, phân tích

Ông Michael Kofman trao đổi với phóng viên về sự cố Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga và những hệ lụy.

- Vì sao Nga triển khai máy bay thực hiện không kích ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mà không có máy bay hộ tống?

- Tôi không cho rằng Nga chủ quan. Có hai cách lý giải. Một là số lượng máy bay của Nga hạn chế ở Syria, họ chỉ có 4 chiếc Su-30SM đi theo bảo vệ, có thể chúng đang tác chiến ở nơi khác. Một khả năng nữa là họ không thấy có mối đe dọa tiềm ẩn nào với các hoạt động của mình từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga đã đạt được một thỏa thuận với Mỹ về giảm nguy cơ va chạm giữa các máy bay. Trong khi Mỹ là nước dẫn đầu chiến dịch của liên minh tấn công Nhà nước Hồi giáo (IS) nên ở đây không còn mối đe dọa này. Tôi cho rằng Nga cảm thấy an toàn trong không phận của Syria.

- Ông nói sao về việc máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ngắm bắn khi cho rằng Su-24 Nga vi phạm không phận trong 17 giây? 

- Với 17 giây, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ không thể có đủ thời gian để ngắm bắn. Tôi nghĩ họ đã chờ sẵn và bắn chiến đấu cơ của Nga ngay sau khi nó đã rời không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây thực sự là một cuộc phục kích, bởi không có sự diễn giải kỹ thuật nào khác cho việc làm sao chiếc Su-24 bị rơi bên trong không phận Syria đến 4 km.

Một số người cho rằng Ankara phiền lòng do Nga thực hiện không kích vào lực lượng người Turk, một số khác điểm lại các vụ Nga vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3-4/10. Tôi cho rằng có thể có hai lý do: Thổ Nhĩ Kỳ tự thấy mình không được Nga coi trọng trong xung đột này, hai là Ankara lo lắng quá mức khi Tổng thống Pháp Francois Hollande có thể thực hiện một số nỗ lực hợp tác mà có thể cô lập vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Syria.

- Ông dự đoán quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn biến thế nào, đặc biệt là khi Nga đưa hệ thống tên lửa S-400 đến Syria?

- Thổ Nhĩ Kỳ đã đi quá mức họ có thể suy tính và có thể dần dần sẽ nghĩ lại. Để có cuộc gặp mặt giúp làm giảm căng thẳng với Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phải thể hiện sự hối tiếc. Nga có vị thế mạnh hơn trong trường hợp này, có đòn bẩy lớn đối với kinh tế và lĩnh vực năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ quả là Thổ Nhĩ Kỳ phải bắt tay vào giảm thiểu những thiệt hại.

- Nga có thể đáp trả về mặt quân sự như thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ?

- Moscow sẽ không đáp trả bằng bất kỳ hành động quân sự nào, vì điều đó sẽ làm mất đi yếu tố đạo đức đang dâng cao. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ viện cớ để Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hỗ trợ chính trị. Hành động đáp trả quân sự chỉ mang lại lại ích cho Ankara, trong khi Moscow không thu được nhiều, chỉ đơn giản mang tính trả thù.

Thay vì thế, Nga sẽ siết chặt ở điểm khác. Trước hết là các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ bên trong Syria sẽ gánh hậu quả, họ sẽ bị ném bom nhiều hơn.

- Về khía cạnh kinh tế thì sao thưa ông?

- Thổ Nhĩ Kỳ thực sự gặp khó do họ phụ thuộc khá lớn vào thị trường của Nga cũng như nguồn năng lượng từ Moscow. Tổng thống Nga Putin đã ký lệnh trừng phạt tạm thời với Thổ Nhĩ Kỳ, hạn chế nhập khẩu hàng, hạn chế công nhân Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga và các hợp đồng thương mại.

Việc này sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ chịu tổn thất do nước này có hoạt động kinh doanh lớn ở Nga. Có thể Trung Quốc sẽ thế chân Thổ Nhĩ Kỳ trong các hoạt động như xây dựng. Bên cạnh đó, Moscow cũng đe dọa cắt hẳn nguồn khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ, lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn cho Ankara. Tiếp đó là nguồn cung năng lượng bị ảnh hưởng khi Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc đến 60%. Ngược lại, Nga không phụ thuộc quá nhiều vào Thổ Nhĩ Kỳ, mà có thể tìm đến thị trường khác, từ nhân công cho tới hàng hóa. Như thế có nghĩa Nga có thể mất đi nguồn doanh thu lớn nhưng cái giá cho Thổ Nhĩ Kỳ thì cao hơn nhiều. Khi hiểu điều này thì Tổng thống Erdogan sẽ phải quay trở lại, xem xét lại những tuyên bố của mình.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.