Nga trang bị tên lửa đạn đảo cho robot chiến binh?

Theo tờ RIR, trong tương lai Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ đưa vào trang bị nhiều hơn các mẫu robot mới, trong đó bao gồm cả robot chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ tên lửa chiến lược hay thậm chí là triển khai được cả tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Thông tin này cũng được Tướng Sergei Karakayev – Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN) cho biết trong một cuộc họp gần đây, theo đó các mẫu robot vũ trang đang được phát triển tại Nga sẽ sớm được đưa vào trang bị để bảo vệ các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược “Topol-M” và “Yars” , cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng của Moscow.

Nga trang bị tên lửa đạn đảo cho robot chiến binh? ảnh 1

Trong cuộc đua phát triển công nghệ robot quân sự, người đứng đầu không phải là Mỹ mà chính là Nga. Khi mà nước này đã bắt đầu đưa vào trang bị các mẫu robot chiến đấu thế hệ mới thậm chí là chính thức tham chiến tại một số cuộc xung đột.

Bên cạnh đó, việc đưa vào sử dụng các loại robot này sẽ là câu trả lời cho hàng loạt thách thức của RVSN từ trước cho đến nay, khi mà gánh nặng về an ninh tại các căn cứ tên lửa chiến lược của Nga luôn trong tình trạng thiếu an toàn.

Ngoài ra, tướng Karakayev cũng không loại trừ khả năng rằng, những robot này sẽ được phát triển để trở thành một tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa tự hành tiềm năng. Về thực chất ý tưởng này không phải là mới và với công nghệ hiện nay Nga hoàn toàn có thể phát triển một mẫu robot tự động có khả năng phóng tên lửa đạn đạo.

Karakayev không loại trừ rằng "Yars" và "Topol"  sẽ được phát triển như là một phần của công việc đã thực hiện trong việc thiết lập các hệ thống tên lửa tiềm năng. Về bản chất, đây là công việc chìa khóa trao tay, trong đó một "bảo vệ" cá nhân sẽ được bổ nhiệm vào các hệ thống mới đang được xây dựng; một khả năng phóng tên lửa đạn đạo.

Nga trang bị tên lửa đạn đảo cho robot chiến binh? ảnh 2

Các tổ hợp tên lửa đạn đạo sở hữu trí tuệ nhân tạo là viễn cảnh tương lai mà Quân đội đang muốn hướng tới.

“Wolves” - vệ sĩ mới của tổ hợp tên lửa đạn đạo Nga

Hiện tại, RVSN đang phát triển và thử nghiệm mẫu robot chiến đấu “Wolf-2”, được thiết kế để hoạt động như một người lính thật sự với nhiều tính năng vượt trội hơn các phiên bản trước đó. Nó có thể thực hiện bất cứ nhiệm vụ chiến đấu nào, từ tuần tra khu vực được lập trình sẵn, thực hiện nhiệm vụ trinh sát, bảo vệ các mục tiêu quan trọng cho đến tác chiến theo nhóm.

Hệ thống vũ khí trên Wolf khá đa dạng, tuy nhiên các nền tảng vũ khí chính vẫn là các dòng súng máy Kalashnikov 7,62mm hoặc súng máy hạng nặng NSV và Kord 12,7mm. Một trong những ưu điểm của Wolf là nó có thể bắn chính xác ngay cả khi đang di chuyển với tốc độ khoảng hơn 32km/h, trong khi đó mẫu robot chiến đấu này có thể tác chiến vào cả ban đêm hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế với hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt, thiết bị đo xa bằng laser và hệ thống con quay hồi chuyển giúp hệ thống vũ khí của Wolf ổn định.

Tướng Karakayev cũng không loại trừ khả năng robot Wolf sẽ được Quân đội Nga đưa vào trang bị cho các binh chủng khác. Khi mà hiện tại một số đơn vị Lục quân Nga đã đưa vào sử dụng mẫu robot chiến đấu Platform-Mcó kích thước nhỏ hơn Wolf-2 nhưng sở hữu các tính năng tương tự với hệ thống vũ khí gồm 1 súng máy 7.62mm và 4 tên lửa không điều khiển.

Nga trang bị tên lửa đạn đảo cho robot chiến binh? ảnh 3

Một số mẫu robot chiến đấu thế hệ mới của Nga có thể tác chiến trong mọi điều kiện cả ban ngày lẫn ban đêm với sức mạnh hỏa lực vượt trội.

Tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo

Cũng theo tướng Karakayev cho biết, bên cạnh các mẫu robot chiến đấu, Nga cũng đang phát triển một số dòng robot thế hệ mới trong tương lai có thể đảm nhận cả nhiệm vụ trực tiếp triển khai các dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa mà không cần qua bất cứ hệ thống liên kết trung gian nào, kể cả trong chiến tranh hạt nhân lẫn chiến tranh điện tử.

Điều này đồng nghĩa với việc khi một tổ hợp robot mang theo tên lửa đạn đạo chiến lược nhận thấy mối đe dọa trực tiếp từ một vụ phóng tên lửa của đối phương thông qua hệ thống cảnh báo sớm tên lửa, sẽ tự đưa ra quyết định có nên thực hiện tiến hành tấn công trả đũa hay không.

Tất nhiên câu chuyện trên có thành hiện thực hay không thì còn tùy thuộc vào tương lai, khi mà trí tuệ nhân tạo của các mẫu robot do Nga phát triển hiện nay vẫn chưa thể thực hiện được điều này và hầu hết chúng đều được điều khiển từ xa. Do đó việc đưa vào trang bị loại robot này trong Quân đội Nga vẫn đòi hỏi khoảng thời gian khá dài cũng như quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng.

Nga trang bị tên lửa đạn đảo cho robot chiến binh? ảnh 4

Trong ảnh là Uran-9 mẫu phương tiện chiến đấu mặt đất thế hệ mới do Nga phát triển.

Tiến xa hơn trong tương lai

Đây không phải là lần đầu tiên Nga tỏ rõ tham vọng sở hữu một đạo quân robot theo đúng nghĩa của mình, khi mà dự án phát triển các mẫu robot như vậy từng đã được Quân đội Nga thực hiện với mục tiêu đưa vào trang bị các mẫu robot mới vào đầu năm 2025.

Cùng hợp tác với Bộ Quốc phòng Nga là Ủy ban công nghiệp quốc phòng (MIC) nước này, khi mà hai bên đã thực hiện một loạt thử nghiệm đối với các mẫu robot chiến đấu mới trong tháng 9/2015.

Theo một đại diện của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga cho biết, trong tháng 11 năm ngoái tập đoàn này đã hoàn tất việc phát triển hệ thống điều khiển tự động cho một nhóm robot quân sự có tên mã 'Unicum'. Theo các kỹ sư của Rostec các mẫu robot này không đòi hỏi sự hiện diện của con người trong quá trình kiểm soát và chúng gần như hoạt động độc lập.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG