Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập
“Nếu bom mìn phát nổ ở dưới nước, các thợ lặn khó có thể sống sót", một nhiếp ảnh gia tiếp xúc với thành viên của đội phá thiết bị nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Campuchia nói.
Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 1

Lorn Sarath, thành viên của đội lặn quốc gia, đang bơi trong hồ Olympic tại thủ đô Phnom Penh. Trải qua hàng thập kỷ xung đột, Campuchia trở thành một trong những quốc gia có mật độ bom mìn dày đặc nhất trên thế giới. Người dân "đất nước chùa tháp" đang cố gắng thực hiện nhiều biện pháp nhằm loại bỏ mối đe dọa còn sót lại sau thời chiến. TheoHuffington Post, tỷ lệ tử vong tại Campuchia do tiếp xúc với các chất nổ sau chiến tranh đã giảm đáng kể trong nhiều thập kỷ gần đây.

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 2

Đội lặn nhận một cuộc gọi và nhanh chóng tới hồ nước ở tỉnh Kratic. Họ phát hiện một mảnh lớn bom mìn chưa nổ (UXO) tại khu vực gần hồ. Nhiếp ảnh gia người Anh Charles Fox ghi lại hành trình đội lặn cứu hộ đầu tiên của Campuchia dọn dẹp bom mìn ở các con sông qua loạt ảnh ấn tượng.

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 3

Hai thợ lặn Leng Channak (sau) và Prak Hean (trước) ngồi trên thuyền để di chuyển tới đảo Koh Rong, chuẩn bị cho buổi đào tạo trục vớt bom mìn dưới đáy sông.

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 4

Các thành viên của đội thợ lặn di chuyển trên sông Tonle Sap. Trong thời kỳ chiến tranh, quân Khmer Đỏ phục kích và đánh chìm một số xuồng chở đạn dược khi chúng đi qua dòng sông này. Ngày nay, với thiết bị sonar, các thợ lặn đang tìm cách định vị những chiếc xuồng bị chìm đó.

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 5

Thợ lặn Piseth Dara (trái) ngồi phía mép thuyền trong khi Lorn Sarath lặn xuống nước. Thời gian gần đây, các thợ lặn tìm thấy mảnh đầu tiên của bom MK82 dưới sông. MK82 là bom của quân đội Mỹ còn sót lại trong giai đoạn chiến tranh tại Việt Nam. Trọng lượng của nó là 227 kg. Đội sử dụng thiết bị chuyên dụng để gắn vào quả bom ở độ sâu 7 m so với mặt nước. Sau đó, họ kéo chất gây nổ, vốn nằm sâu dưới nước hơn 40 năm, lên thuyền.

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 6

Các thợ lặn thường làm việc trong điều kiện tầm nhìn kém ở dưới sông Mekong và Tonle Sap. Họ phải đeo mặt nạ dưỡng khí khi đối mặt với môi trường khắc nghiệt. “Nếu bom mìn phát nổ dưới nước, các thợ lặn khó có thể sống sót. Tuy nhiên, bất chấp rủi ro, họ vẫn làm việc một cách lặng lẽ", nhiếp ảnh gia Fox nói.

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 7

Sok Chenda, người đứng đầu nhóm thợ lặn, trèo lên thuyền sau khi mò dưới sông Tonle Sap.

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 8

Sau khi đưa quả bom ở dưới sông Mekong lên bờ, đội thợ lặn dùng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ phần đầu và đuôi của vật thể. Đó là những bộ phận để kích nổ của quả bom.

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 9

Các thành viên của đội lặn và một chuyên gia của quân đội Mỹ kéo quả bom lên thuyền. Theo Huffington Post, các thành viên của quân đội Mỹ thường cùng đội lặn Campuchia luyện tập quá trình trục vớt các thiết bị nổ khỏi khu vực nguy hiểm. Họ cũng đưa trang thiết bị tới hỗ trợ phía Campuchia

Người nhái phá bom ở Campuchia và cuộc đời bị tử thần rình rập ảnh 10

Các nhà báo chụp hình bom MK82 sau khi các thợ lặn trục vớt nó lên bờ.

Theo Theo Zing