Những công nghệ làm thay đổi chiến tranh

Những công nghệ làm thay đổi chiến tranh
Chiến tranh có một lịch sử lâu đời bắt nguồn từ thời sơ khai của nền văn minh. Quân đội các nước đã có một chặng đường dài phát triển, bắt đầu bằng giáo mác và cung tên. Song những tiến bộ trong công nghệ đã dần thay đổi các phương tiện thô sơ này thành máy bay phản lực, vũ khí laser.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm hình thức chiến tranh cũng theo đó mà thay đổi. Sau đây là 7 công nghệ đã làm thay đổi chiến tranh:

1. Máy bay không người lái

Máy bay không người lái, hoặc thiết bị bay không người lái, cho phép quân đội triển khai vũ khí chiến tranh một cách an toàn dù cách căn cứ hàng ngàn dặm. Điều này có nghĩa là phi công điều khiển bay sẽ không gặp bất cứ nguy hiểm gì, và vì vậy giảm số lượng người chết trong chiến đấu.

Những công nghệ làm thay đổi chiến tranh ảnh 1
Những công nghệ làm thay đổi chiến tranh ảnh 2

Trong quân đội Mỹ, việc sử dụng máy bay không người lái đang được mở rộng trên toàn lãnh thổ.

2. Công nghệ bay điện tử

Công nghệ Fly-by-wire (bay điện tử) thay thế việc điều khiển bay bằng tay bằng một giao diện điện tử sử dụng tín hiệu phát ra từ máy tính và truyền qua đường dây để điều khiển các cơ chế bay. Việc đưa ra các hệ thống bay bằng dây trong máy bay cho phép điều khiển và kiểm soát bay chính xác hơn thông qua máy tính. Chẳng hạn, hệ thống bay fly-by-wire có thể giúp tự động ổn định máy bay mà không cần phi công điều khiển.

3. Tàu ngầm

Việc xuất hiện các tàu ngầm có khả năng tấn công dưới nước chính là cuộc cách mạng của hải quân. Cuộc tấn công tàu ngầm thành công đầu tiên được biết đến xảy ra trong cuộc nội chiến ở Mỹ, kéo dài từ năm 1861-1865.

Những công nghệ làm thay đổi chiến tranh ảnh 3

Ngày nay, quân đội sử dụng tàu ngầm để mang tên lửa, tiến hành trinh sát, hỗ trợ tấn công trên đất liền và thiết lập các cuộc phong tỏa.

 4. Tên lửa Tomahawk

Tomahawk là một loại tên lửa tầm xa được thiết kế để bay ở độ cao cực thấp với tốc độ cận âm, cho phép nó có thể tấn công các mục tiêu mặt đất trên diện rộng. Những tên lửa phản lực này được sử dụng lần đầu tiên trong Chiến dịch Bão Sa mạc năm 1991. Các tên lửa này được bắn đi với vận tốc khoảng 550 dặm/giờ (880 km/giờ), và sử dụng GPS để xác định mục tiêu một cách chính xác.

Những công nghệ làm thay đổi chiến tranh ảnh 4
 

5. Máy bay tàng hình

Máy bay tàng hình, cái tên đã cho thấy phần quan trọng nhất của nó: giúp các phi công tránh bị phát hiện trên bầu trời. Trong khi các loại máy bay thông thường bị radar dễ dàng phát hiện thì các máy bay tàng hình sử dụng một loạt công nghệ tiên tiến làm giảm tính phản xạ của máy bay, phổ tần số vô tuyến, radar và tia hồng ngoại. 

Công nghệ tàng hình tăng khả năng thành công của các cuộc tấn công, vì kẻ thù khó có thể tìm kiếm, theo dõi cũng như đánh trả các chiến đấu cơ này. Công nghệ tàng hình có thể được phát triển đầu tiên ở Đức ngay trong Thế chiến II. Nhưng những máy bay tàng hình hiện đại nhất là của Mỹ, máy bay F-35, Lightning II, F-22 Raptor và Spirit B-2.

6. Vũ khí vũ trụ

Vũ khí vũ trụ bao gồm một loạt đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu trên trái đất từ vũ trụ, đánh chặn và vô hiệu các tên lửa đi qua không gian, hoặc phá hủy các trạm vũ trụ cũng như các vệ tinh trên quỹ đạo. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã phát triển vũ khí vũ trụ khi căng thẳng chính trị leo thang.

Trong khi quân sự hóa các vũ khí vũ trụ vẫn còn gây nhiều tranh cãi, Mỹ, Nga và Trung Quốc đã phát triển vũ khí chống vệ tinh. Một số vụ nổ thử nghiệm đầu đạn hạt nhân đã thành công trong việc phá huỷ các vệ tinh trên quỹ đạo. Cụ thể năm 2007, cuộc thử tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc đã phá huỷ một số vệ tinh thời tiết đã hết sử dụng của nước này.

7. Vũ khí hạt nhân

Bom hạt nhân là vũ khí có sức hủy diệt nhất của nhân loại. Sức hủy diệt của những đầu đạn này đến từ các phản ứng hạt nhân, qua đó giải phóng nguồn năng lượng khổng lồ. Vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới, còn gọi là bom nguyên tử, được các nhà vật lý làm việc cho dự án Manhattan phát triển trong Thế chiến II.

Dự án Manhattan bắt đầu năm 1939, đã trở thành một trong những chương trình nghiên cứu bí mật nổi tiếng nhất. Quả bom nguyên tử đầu tiên được kích nổ ngày 16-7-1945, trong cuộc thử nghiệm Trinity tại Căn cứ không quân Alamogordo, New Mexico. Vụ nổ đã tạo ra một đám mây hình nấm khổng lồ, còn sức nổ của bom tương đương hơn 15.000 tấn thuốc nổ TNT.

Tháng 8-1945, 2 quả bom nguyên tử đã bị ném xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Hai vụ đánh bom này đã giúp kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng sức hủy diệt của nó khiến loài người lo lắng hàng chục thập niên qua. Cho đến nay, các vụ đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki vẫn là những lần sử dụng vũ khí hạt nhân duy nhất trong chiến tranh.

Theo Theo Cảnh sát toàn cầu
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.