Những 'kỷ lục gia' đáng gờm nhất của Không quân Nga, Mỹ

Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ. Nguồn : RIA Novosti.
Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ. Nguồn : RIA Novosti.
Hãng tin RIA Novosti vừa công bố danh sách những chiếc máy bay xuất sắc nhất của không quân Nga và Mỹ.

Máy bay đắt nhất

Những chiếc máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ do Tập đoàn Northrop Grumman sản xuất đã gia nhập thành phần chiến đấu của Không quân Mỹ vào năm 1997. Về mọi phương diện, các cỗ máy thú vị này đã trở thành những “nhà chiếc lược” tàng hình đầu tiên. Mỗi chiếc máy bay có thể mang tới 27 tấn vũ khí, bao gồm bom và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Có tất cả 20 chiếc B-2 Spirit được chế tạo trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000. Hiện nay Lầu Năm Góc không có kế hoạch tiếp tục sản xuất những chiếc máy bay ném bom chiến lược tàng hình này. Ngay cả với ngân sách quốc phòng của Mỹ, B-2 Spirit vẫn được cho là chiếc máy bay đắt đỏ.

Năm 1998, chi phí sản xuất một chiếc máy bay ném bom ước tính là 1 tỷ USD. Mỗi chiếc B-2 tiêu tốn hơn 2 tỷ USD của quân đội Mỹ cho chi phí nghiên cứu và phát triển. Tổng chi phí sản xuất toàn bộ phi đội tương đương với khoản ngân sách quân sự của Đức hiện nay. Có thể khẳng định, B-2 Spirit là chiếc máy bay đắt nhất trong lịch sử hàng không thế giới.

Máy bay nặng nhất

Danh hiệu máy bay nặng nhất thuộc về máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa Tu-160 của Nga (NATO định danh là Blackjack) hay còn được gọi là “Thiên Nga trắng”. Tu-160 là máy bay giữ kỷ lục thế giới về số lượng vũ khí trang bị. Một chiếc “Thiên Nga trắng” có khả năng mang theo 45 tấn bom và tên lửa, trong khi các máy bay ném bom của Mỹ như B-2 Spirit chỉ mang được 27 tấn, B-1 mang được 34 tấn, B-52 mang được 22 tấn. Trọng tải cất cánh tối đa của Tu-160 là 275 tấn, cũng lớn hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, "chiến lược gia" của Nga có động cơ mạnh nhất trong số các máy bay ném bom và có thể đạt vận tốc lên đến 2.300 km / giờ.

Những 'kỷ lục gia' đáng gờm nhất của Không quân Nga, Mỹ ảnh 1 Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga. Nguồn : RIA Novosti.
Trong chương trình mua sắm vũ khí cấp quốc gia cho giai đoạn 2018-2025, Không quân Nga dự kiến nâng cấp Tu-160 và Tu-160M lên phiên bản M2. Máy bay sẽ được trang bị hệ thống điều khiển, hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống tác chiến điện tử mới và hệ thống kiểm soát vũ khí hiện đại.

Máy bay phổ biến nhất

RIA Novosti đã chọn F-16 Fighting Falcon của Mỹ là chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 được dùng phổ biến nhất trên thế giới. Từ năm 1978, Mỹ đã chế tạo hơn 4.500 chiếc máy bay loại này và được 25 quốc gia trên khắp các châu lục, ngoại trừ Úc, đưa vào trang bị. Tính linh hoạt và chi phí sản xuất tương đối thấp (khoảng 20 triệu USD) là những lợi thế không phải bàn cãi của máy bay chiến đấu Mỹ F-16. F-16 thực hiện được nhiều nhiệm vụ, có thể được sử dụng như là một máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay trinh sát và nhắm đến mục tiêu.

Những 'kỷ lục gia' đáng gờm nhất của Không quân Nga, Mỹ ảnh 2 Máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon  của Mỹ được Không quân Bỉ sử dụng. Nguồn: RIA Novosti.
Năm 2005, Lầu Năm Góc đã bàn giao 2.200 chiếc máy bay chiến đấu F-16 cho Không quân Mỹ. Tuy nhiên, việc sản xuất F-16 bản nâng cấp cho thị trường xuất khẩu sẽ còn được duy trì ít nhất là đến cuối năm 2017. Đặc biệt, các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất ( hiện sở hữu 53 chiếc F-16 Block 60) đang quan tâm tới việc mua lô máy bay mới.

Máy bay cơ động nhất

Cuối tháng 7 vừa qua, Tạp chí Mỹ The National Interest  đã gọi Su-35S của Nga  là máy bay chiến đấu tốt nhất ở cự ly ngắn trong lịch sử hàng không. Su-35S sở hữu động cơ AL-41F1S có khả năng kiểm soát vector lực đẩy từ mọi góc độ. Điều này cho phép máy bay thay đổi hướng di chuyển, tầm bay và vị trí trong không trung một cách nhanh chóng.

Những 'kỷ lục gia' đáng gờm nhất của Không quân Nga, Mỹ ảnh 3 Máy bay chiến đấu Su-35S của Nga. Nguồn : RIA Novosti
Một phi công dày dặn kinh nghiệm khi lái  máy bay chiến đấu hiện đại của Nga có khả năng "khiêu vũ" trên bầu trời, dễ dàng thực hiện các thao tác nhào lộn phức tạp. Những kỹ thuật này không chỉ mang tính chất giải trí cho công chúng tại các buổi trình diễn trên không, mà còn là một cách để đánh bại kẻ thù trong cuộc chiến ở cự ly gần. Tận dụng khả năng cơ động, Su-35S có thể nhanh chóng đi đến đuôi máy bay đối phương và hạ gục “anh ta” bằng một cú đánh chính xác. Su-35S với vận tốc độ cao và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại sẽ giúp phi công phá vỡ khoảng cách và thoát khỏi tên lửa của kẻ địch. Hiện nay, trong thành phần của Lực lượng Không quân-Vũ trụ (VKS) của Nga có hơn 60 chiếc máy bay chiến đấu loại này. 

Máy bay có công nghệ cao nhất

Dù cho các nhà phê bình chỉ trích chiếc máy bay F-22 Raptor về chi phí sản xuất và một số tính năng thiết kế gây tranh cãi thì “Chim ăn thịt” của người Mỹ vẫn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên và duy nhất trên thế giới đang được sử dụng. “ Người em trai” F-35 sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2019.

Những 'kỷ lục gia' đáng gờm nhất của Không quân Nga, Mỹ ảnh 4 Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Mỹ. Nguồn : RIA Novosti
Các nhà chế tạo máy bay đang cố gắng thực hiện nguyên tắc đảm bảo khả năng sống sót cao dựa trên nguyên tắc “First Look - first kill" (phát hiện đầu tiên-tiêu diệt đầu tiên). Để làm được điều này, máy bay được áp dụng công nghệ tàng hình. Ngoài ra, F-22 có khả năng mang theo các tên lửa chính xác và được trang bị hệ thống radar tầm xa AN / APG-77 hoạt động theo từng giai đoạn, hệ thống truyền thông tích hợp, hệ thống điều hướng và xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho phi công có thể đánh bại kẻ địch ở khoảng cách xa mà không bị phát hiện.

Máy bay nhanh nhất

Trong số tất cả các loại máy bay đang được sử dụng hiện nay, máy bay chiến đấu- đánh chặn MiG-31 của Nga với vận tốc lên đến 3000 km/h được RIA Novosti bình chọn là máy bay nhanh nhất. Công bằng mà nói, người Mỹ đã từng có loại máy bay nhanh hơn, nhưng máy bay trinh sát SR-71 Blackbird đã được ngừng hoạt động vào năm 1998.

Những 'kỷ lục gia' đáng gờm nhất của Không quân Nga, Mỹ ảnh 5

Máy bay chiến đấu đánh chặn MiG-31của Nga. Nguồn : RIA Novosti.

Hệ thống động cơ D-30F6 được tạo ra cho MiG-31 dựa trên nền tảng cơ bản của động cơ D-30 của máy bay Tu-134. Một nhóm gồm 4chiếc máy bay như vậy có khả năng kiểm soát không phận có phạm vi lên đến 1100 km. Cho đến nay, toàn bộ phi đội MiG-31 đang được nâng cấp lên chuẩn BM với hệ thống điều khiển vũ khí và hệ thống radar mới, cho phép phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 320 km.

Theo Theo Quân đội nhân dân
MỚI - NÓNG