Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân “nhỏ nhưng có võ”

Tên lửa hành trình Babur của Pakistan có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, phạm vi hoạt động 640 km, tấn công các mục tiêu cả trên biển lẫn đất liền.
Tên lửa hành trình Babur của Pakistan có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, phạm vi hoạt động 640 km, tấn công các mục tiêu cả trên biển lẫn đất liền.
TPO - Pakistan đang phát triển các vũ khí hạt nhân chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn để sử dụng trong tác chiến chiến trường. Các vũ khí này đủ nhỏ nhẹ để có thể được phóng từ các tàu chiến hay tàu ngầm.

Tờ Bưu điện Washington đưa tin, nhiều nhà phân tích cho rằng, Pakistan có thể chế tạo các đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để có thể phóng trên biển.

Một hải quân sở hữu đầu đạn hạt nhân sẽ cho phép Pakistan bố trí phân tán vũ khí hạt nhân của họ trên cả đất liền, cũng như trên biển, nhờ đó có thể duy trì khả năng hạt nhân tốt hơn.

Các nhà phân tích nhận định, Pakistan không tăng cường phạm vi các tên lửa của mình mà đang phát triển tên lửa tầm ngắn hơn, có thể bay thấp xuống mặt đất và né tránh phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Pakistan đã nhiều lần thử nghiệm tên lửa hạt nhân Babur. Loại tên lửa được chế tạo trong nước có thể tấn công mục tiêu trên biển và đất liền trong phạm vi 640 km.

Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm khi các tên lửa hạt nhân Pakistan rơi vào tay kẻ xấu, như các chỉ huy quân đội phi đảng phái, hay các nhóm cực đoan.

Trên Business Insider, nhà khoa học chính trị Jonah Blank thuộc tập đoàn RAND cho rằng, trên đất liền, để sử dụng vũ khí hạt nhân, cần hai phương tiện riêng biệt với hai quy tình an ninh riêng và người vận hành riêng.

Để có thể vận hành các vũ khí hạt nhân trên biển này, kẻ xấu sẽ chỉ cần chiếm đoạt một tàu ngầm hay tàu mặt nước. Chính bởi sự vận hành đơn nhất này gây rủi ro rất lớn, nên các tàu ngầm Mỹ đều sử dụng mã hóa phức tạp trước khi cho phép thực hiện tấn công hạt nhân.

Hôm 4/9, trong cuộc họp của Bộ chỉ huy bảo vệ lãnh thổ Pakistan (cơ quan chỉ đạo chính sách phát triển hạt nhân) cho biết, Pakistan đang phát triển “khả năng răn re toàn diện nhằm ngăn cản tất cả các mối đe dọa”. Cuộc họp do Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif chỉ đạo.

Nhà nghiên cứu Arif Rafiq thuộc Viện Trung Đông cho Business Insider biết: “Ấn Độ đã sở hữu “bộ ba hạt nhân chiến lược”, khả năng phóng vũ khí hạt nhân từ trên không, trên mặt đất và sắp thực hiện trên biển. Pakistan cũng muốn có khả năng này”.

Ông Rafig tin rằng, cân bằng hạt nhân giữa các nước đã đạt khả năng răn đe. “Từ khi Ấn Độ và Pakistan thử vũ khí hạt nhân năm 1998, mức độ kiềm chế trước một cuộc chiến tranh của hai nước đã tăng lên”.

“Họ đã tăng kho vũ khí hạt nhân nhưng đồng thời cũng đạt được các bước tiến quan trọng nhằm bình thường hóa quan hệ”.

Theo Theo Business Insider
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.