Quân đội Ukraine bắt đầu rút vũ khí khỏi miền Đông

Vũ khí sát thương tiếp tục được các bên xung đột ở Ukraine rút khỏi giới tuyến trong Donbass. Ảnh: Reuters
Vũ khí sát thương tiếp tục được các bên xung đột ở Ukraine rút khỏi giới tuyến trong Donbass. Ảnh: Reuters
TPO - Quân đội Ukraine ngày hôm nay 5/10 bắt đầu rút các vũ khí hạng nhẹ, cỡ nòng dưới 100mm ra khỏi vùng giới tuyến trong khu vực Donbass của nước này.

Hãng Lenta sáng nay 5/10 dẫn tuyên bố của đại diện quân sự phía chính quyền Kiev, ông Anatoly Stelmach cho biết: “Vũ khí và trang thiết bị bắt đầu được rút khỏi vùng giới tuyến ít nhất là 15 km. Toàn bộ quá trình rút vũ khí là 41 ngày. Trong thời gian này, các xe tăng T-64 và T-72, súng chống tăng D-48 và D-44 lần lượt được đưa ra khỏi vùng giới tuyến”.

Cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Ukraine xác nhận việc ký thỏa thuận rút vũ khí cỡ nòng dưới 100 mm khỏi đường giới tuyến sẽ tiến gần tới việc chấm dứt chiến tranh ở Donbass.

Vào cuối tuần trước, Phó chỉ huy trưởng lực lượng "Cảnh sát nhân dân" của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, ông Igor Yaschenko, cho biết đã bắt đầu rút xe tăng khỏi đường giới tuyến từ 10h sáng 3/10 dưới sự giám sát của phái bộ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Trong khi đó, Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk tự xưng cho biết sẽ bắt đầu rút vũ khí từ ngày 18/10.

Như vậy, ít ngày sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh của “Bộ tứ Normandy” tại Paris (Pháp), các bên xung đột tại Ukraine gồm chính quyền Kiev và Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk đều bắt đầu có những động thái để rút vũ khí hạng nhẹ khỏi giới tuyến xung đột trong Donbass.

Thỏa thuận rút vũ khí hạng nhẹ (dưới 100mm) đã được ký kết tại cuộc họp của Nhóm Tiếp xúc về Ukraine ngày 29/9 tại Minsk. Giai đoạn hai của quá trình rút vũ khí này sẽ kéo dài trong 41 ngày, bắt đầu từ rút xe tăng, tiếp đến pháo và súng phóng lựu.

Tiếp đó, ngày 2/10, các nhà lãnh đạo nhóm "Bộ tứ Normandy" gồm Đức, Pháp, Nga, Ukraine đã họp Hội nghị thượng đỉnh tại Paris bàn về các bước đi tiếp theo để giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine.

Tuy không ký kết được văn kiện chính thức nào song Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá "Bộ tứ Normandy" hoàn toàn có thể hài lòng với kết quả của hội nghị.

Bà Merkel khẳng định con đường thực hiện thỏa thuận Minsk sẽ còn nhiều gian nan nhưng việc các bên ngồi lại với nhau và thảo luận chi tiết đã là một kết quả tích cực. 

Các bên đều nhất trí tuân thủ thỏa thuận Minsk trong giải quyết xung đột, song thời hạn hoàn tất sẽ bị chậm hơn so với dự định. Cuộc bầu cử địa phương tại các vùng đòi độc lập cũng sẽ phải lui lại đến sang năm 2016.

Theo Theo Lenta
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.