Sức mạnh quân sự Nga ở đâu so với Mỹ?

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, "trái ngọt" từ chương trình hiện đại hóa quân đội dưới thời Tổng thống Putin. Ảnh: Sputnik.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, "trái ngọt" từ chương trình hiện đại hóa quân đội dưới thời Tổng thống Putin. Ảnh: Sputnik.
Sở hữu nhiều xe tăng nhất hành tinh và có thể triển khai 760.000 quân ra tiền tuyến, Nga thể hiện vị thế của một trong những siêu cường quân sự hàng đầu thế giới.

Theo Telegraph, 15 năm kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin bước vào điện Kremlin, quân đội Nga mạnh hơn, được trang bị tốt hơn bất cứ thời điểm nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Ngoài ra, Nga có thể điều động 760.000 quân cùng 2,5 triệu quân dự bị. Họ sở hữu nhiều xe tăng nhất hành tinh và lực lượng không quân lớn thứ 3 thế giới. Moscow vẫn duy trì được sức mạnh của một siêu cường sau khi Liên Xô tan rã.

Bên cạnh đó, Nga còn chi hàng trăm triệu USD để hiện đại hóa quân đội. Moscow tập trung mạnh vào các chương trình tái đào tạo nhằm chuyên nghiệp hóa quân đội kế thừa từ liên bang Xô Viết.

Thế giới đã chứng kiến phần nào mô hình quân đội mới của ông Putin khi những quân nhân trong bộ quân phục và vũ khí mới tiếp quản dễ dàng khi Crimea sáp nhập về Nga. Hôm 9/5, cuộc duyệt binh có sự tham gia của 7 loại vũ khí mới cùng hàng trăm khí tài hiện đại cũng cho thấy sức mạnh không thể phủ nhận của siêu cường này.

Kém Mỹ nhưng vượt Anh

Sức mạnh quân sự Nga ở đâu so với Mỹ? ảnh 1 Bảng so sánh quy mô quân đội Nga so với Anh và Mỹ. Các con số cho thấy, Moscow vẫn là siêu cường quân sự hàng đầu thế giới. Đồ họa: Globalfirepower.

Telegraph nhận định, các vũ khí của Nga phần lớn có công nghệ hạn chế nhưng có hỏa lực cực mạnh. Họ vẫn là quốc gia sở hữu nhiều xe tăng, pháo tự hành, pháo phản lực bắn loạt nhất trên thế giới.

Quân đội Nga có kho vũ khí đồ sộ, tuy nhiên, phần lớn được sản xuất dưới thời Liên Xô. Một số thiết bị đã lạc hậu theo thời gian. Do đó, tờ báo Anh cho rằng, quân đội Nga vẫn kém Mỹ về tổng lực và thua một số nước phương Tây về công nghệ.

Moscow sớm nhận ra hạn chế đó và khởi động chương trình tái vũ trang quy mô lớn từ năm 2008. Thành công về kinh tế dưới sự điều hành của Tổng thống Putin góp phần đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội.

Từ năm 2009, điện Kremlin tăng mạnh chi tiêu quốc phòng và duy trì cho đến hôm nay. Moscow tiến hành nhiều chương trình phát triển vũ khí mới với quy mô chưa từng thấy kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Năm 2014, Nga chi khoảng 62,7 tỷ USD (tương đương với 4,5% GDP) cho quốc phòng, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

SIPRI cho hay, ngân sách quốc phòng năm 2014 của Nga đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, Anh giảm ngân sách quốc phòng xuống còn 2,2% so với 3,6% của năm 2013 dẫn đến năng lực quân đội sụt giảm theo. Ngân sách dồi dào giúp Moscow duy trì và đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa quân đội.

Thành tựu mới nhất trong chương trình hiện đại hóa quân đội của ông Putin là xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 vừa ra mắt tại lễ duyệt binh ngày 9/5. Theo giới thiệu của Nga, siêu tăng T-14 được trang bị tháp pháo điều khiển từ xa có khả năng nhắm mục tiêu tự động.

Giới phân tích quân sự phương Tây nhận định, T-14 sở hữu đặc tính kỹ, chiến thuật vượt trội so với Challenger II của Anh, M1A2 Abrams của Mỹ. Quân đội Nga có kế hoạch sản xuất khoảng 2.000 xe tăng T-14 trong các năm tiếp theo.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.