Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ

Với thiết kế đặc biệt, tàu nổi của Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) có thể dựng thẳng một góc 90 độ so với mặt biển để phục vụ nghiên cứu.
Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ ảnh 1

Khi nổi trên mặt nước, tàu nghiên cứu trông như mặt sau của một con tàu gặp nạn, chỉ còn phần khung. ONR sử dụng tàu nổi để nghiên cứu âm thanh, nhiệt độ dưới nước cũng như quan sát các loài động vật biển hay phục vụ công tác khí tượng.

Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ ảnh 2

Khi tàu chuẩn bị dựng đứng, nhiều người có thể lầm tưởng nó sắp chìm xuống đáy đại dương. Theo Daily Mail, tàu nghiên cứu có thể chở 5 thủy thủ cùng 11 nhà nghiên cứu làm việc và sinh hoạt trong một tháng. 

Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ ảnh 3

Tàu nổi sử dụng hệ thống két dằn. Khi tàu chuẩn bị dựng đứng, người điều khiển sẽ mở két để nước tràn vào bên trong. Phần tàu chứa két dằn nặng hơn sẽ dần chìm xuống cho tới khi tàu dựng thẳng.

Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ ảnh 4

Sau khoảng 20 phút, tàu nổi của ONR sẽ giữ nguyên tư thế thẳng đứng như một trạm nghiên cứu giữa biển để chuyên gia tiến hành các thí nghiệm.

Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ ảnh 5

Trong phòng vệ sinh, hai bồn rửa tạo thành một góc vuông để các nhà nghiên cứu vẫn có thể sử dụng khi tàu đổi tư thế.

Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ ảnh 6

Hình ảnh mô tả quá trình tàu dựng đứng. Ban đầu, các nhà nghiên cứu định sử dụng một tàu ngầm để thực hiện việc dựng đứng phục vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc mọi yếu tố, họ quyết định chọn tàu nổi.

Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ ảnh 7

Tàu có chiều dài gần 100 m và các nhà thiết kế dựng nhiều chi tiết đặc biệt để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cũng như làm việc khi con tàu dựng thẳng.

Tàu 'trồng cây chuối' giữa biển của Hải quân Mỹ ảnh 8

Nếu muốn tàu trở lại bình thường, bộ phận điều khiển két dằn sẽ dùng khí đẩy nước ra ngoài.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG