Thêm quốc gia Đông Nam Á quan tâm tàu Mistral của Pháp

Malaysia sắp sở hữu tàu Mistral? Ảnh: RIA Novosti
Malaysia sắp sở hữu tàu Mistral? Ảnh: RIA Novosti
TPO - Chuyển giao cho Malaysia tàu hỗ trợ đổ bộ trực thăng Mistral được cho là một trong những trọng tâm trong chuyến thăm tới Kuala Lumpur, Malaysia của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian.

Hãng RIA Novosti ngày 1/9 dẫn nguồn tin trong phái đoàn Bộ Quốc phòng Pháp sang thăm Malaysia cho biết, giới chức hai nước đã thảo luận về “sự quan tâm của Kuala Lumpur đối với tàu hỗ trợ đổ bộ trực thăng Mistral”.

Theo đó, trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian và đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Pháp tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết sự quan tâm tới các chiến hạm Mistral của Pháp.

Trước Malaysia, các nguồn tin quân sự cho biết, Indonesia, Singapore, Brazil và Ấn Độ những là “khách hàng tiềm năng” của Pháp trong việc thanh lý các tàu Mistral đáng ra thuộc về Nga.

Đầu tháng 8, Moscow và Paris đã quyết định chấm dứt hợp đồng đóng mới hai tàu Mistral cho Nga với tổng trị giá 1,2 tỷ euro xung quanh tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chiếc đầu tiên tên Vladivostok hạ thuỷ tháng 10.2013, chiếc thứ hai là Sevastopol cũng đã hoàn thành và đang chạy thử trên biển.

Tàu hỗ trợ đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral dài 199 m, ngang 32 m, mớn nước 6,3 m, lượng choán nước 21.300 tấn (đầy tải).

Tàu trang bị 4 tổ máy diesel Wartsila của Phần Lan, công suất 21 MW giúp con tàu đồ sộ này có thể quay 360 độ. Tàu được thiết kế chở quân và trang thiết bị phục vụ đổ bộ, tấn công.

Tàu có tốc độ tối đa 35 km/giờ, tầm hoạt động hơn 16.000 km liên tục 30 ngày, thuỷ thủ 160 người.

Tàu có thể vận chuyển 450 – 900 lính, 1 bệnh viện 69 giường (2 phòng mổ), chở được 16 trực thăng hạng nặng hoặc 32 trực thăng loại nhẹ. Đường băng trên tàu bố trí 6 trực thăng.

Loại tàu đóng cho Nga thiết kế phục vụ các loại trực thăng Ka-52K và Ka-27, cũng như Ka-29, Ka-31 và Ka-226.

Tàu còn chở được 13 xe tăng và 70 xe bọc thép hạng nhẹ. Tàu còn vũ trang thiết bị chiến tranh điện tử, ngư lôi, pháo hạm, phòng không.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.