Trung Quốc, Nga, Iran đe dọa bá quyền biển của Mỹ?

'Kế hoạch đóng mới tàu chiến của các quốc gia trên đã khiến sức mạnh bá quyền của lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ có thế bị lung lay', nhiều chuyên gia vũ khí đã nhận định như vậy. Điều đó buộc Mỹ phải đổi mới hệ thống vũ khí trên biển, hiện đang phát triển SM-3, SM-6, Harpoon kiểu mới, tàu khu trục lớp Arleigh Burke Flight III hỗ trợ radar...

Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ

Tờ "Thời báo Washington" Mỹ ngày 12 tháng 1 đăng bài viết của sĩ quan hải quân nghỉ hưu Lippold cho rằng, nhiều năm qua, Hải quân Mỹ luôn chiếm vị thế dẫn trước công nghệ thế giới, là lực lượng trên biển lớn mạnh nhất toàn cầu.

Nhưng hiện nay tình hình đang thay đổi, cùng với kinh nghiệm tàu sân bay ngày càng nhiều, cộng với kế hoạch đóng tàu to lớn, Trung Quốc đang cố gắng phát triển lớn mạnh trở thành cường quốc trên biển khu vực và cuối cùng trở thành hải quân tầm xa mạnh thực sự.

Nga mặc dù đối mặt với thách thức kinh tế, nhưng cũng đang nỗ lực quay trở lại vũ đài hải quân toàn cầu, đồng thời cũng đang phát triển vũ khí chống hạm và chống tàu sân bay mạnh.

Thậm chí, Iran cũng đã tập trung triển khai hạm đội mặt nước cỡ nhỏ. Hải quân Mỹ đối mặt với muôn vàn thách thức, nếu trang bị tác chiến và hệ thống vũ khí không tiến hành đổi mới, thì Mỹ khó tránh khỏi mất đi quyền chủ đạo trên biển.

Ưu thế trên biển của Mỹ đối mặt với rất nhiều thách thức

Bài viết cho rằng, thời gian trôi đi sẽ làm thay đổi rất nhiều sự vật, đối với hệ thống vũ khí hiện đại, tình hình càng như vậy. Ngày 4 tháng 7 năm 1991, tàu khu trục lớp Arleigh Burke Mỹ gia nhập hải quân.

Khi đó, chiếc tàu khu trục này đại diện cho công nghệ và vũ khí đổi mới tiên tiến nhất, có thể tác chiến và sống sót trong môi trường xấu - chiến đấu liên tục trong môi trường biển quốc tế và biển gần.

Nó đại diện cho tàu chiến thế hệ mới nhất của hạm đội Mỹ, khi đó có người dự đoán trong tương lai nó sẽ trở thành trụ cột của hạm đội. Hiện nay, xem ra, dự đoán này rất có tính dự báo.

Trung Quốc, Nga, Iran đe dọa bá quyền biển của Mỹ? ảnh 2

Tên lửa hạm đối không SM-3 của tàu khu trục Aegis Mỹ

Bất kỳ nước nào muốn bảo vệ an ninh của mình ở trong và ngoài nước đều cần một lực lượng hải quân mạnh có tham vọng to lớn. Hải quân Mỹ nhiều năm luôn được hưởng danh tiếng lâu dài, điều này làm cho phần lớn chính khách và sĩ quan hiện nay đều chưa từng nghĩ đến Hải quân Mỹ sẽ bị thách thức trên biển.

Tình hình này sắp xảy ra, hơn nữa nếu trang bị tác chiến và hệ thống vũ khí không tiến hành đổi mới thì Mỹ khó tránh khỏi mất đi quyền chủ đạo trên biển.

Trung tâm chiến lược trên biển Mỹ thuộc Viện nghiên cứu Hudson Mỹ gần đây đã đưa ra báo cáo có tên là "Công nghệ, thời gian, mối đe dọa và tương lai hạm đội mặt nước Mỹ". Báo cáo cho rằng: "Trừ phi đổi mới tiếp tục trở thành tiêu chuẩn căn bản của hệ thống vũ khí Mỹ, nếu không Mỹ và hải quân của mình sẽ nằm ở thế phòng thủ, buộc phải theo sát các bước đi của nước khác. Hơn nữa, những nước này sẽ coi biển là phạm vi thống trị tương lai của họ, sẽ không để mặc cho Mỹ kiểm soát".

Trung Quốc đã đi lên con đường phát triển. Cùng với sự tích lũy về thời gian, kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc ngày càng nhiều. Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạch đóng tàu to lớn, đang nỗ lực phát triển lớn mạnh trở thành cường quốc biển khu vực, đồng thời cuối cùng trở thành hải quân tầm xa mạnh thực sự.

Nga tuy đối mặt với thách thức kinh tế, nhưng cũng đang nỗ lực quay trở lại sân khấu hải quân toàn cầu, đang không ngừng tăng cường hải quân, đồng thời nỗ lực phát triển vũ khí chống hạm và chống tàu sân bay mạnh. Thậm chí, Iran cũng đã bắt tay triển khai hạm đội mặt nước cỡ nhỏ, điều này cho thấy họ đều đã nhận thức được tầm quan trọng của hải quân đối với bảo vệ an ninh và lợi ích vùng biển quốc tế.

Trung Quốc, Nga, Iran đe dọa bá quyền biển của Mỹ? ảnh 3

Tàu khu trục mới nhất tàng hình USS Zumwalt DDG-1000 của Hải quân Mỹ

Trong tình hình nêu trên, các nước đều đã nhìn thấy tầm quan trọng của đổi mới, sáng tạo đối với phát triển lực lượng hải quân, loại tầm nhìn chiến lược này chính là nguyên nhân họ ngày càng mạnh. Những nước này không những đã triển khai tàu chiến mạnh hơn, cũng đã cải tiến rất lớn hệ thống vũ khí đồng bộ, năng lực ngoài tầm nhìn và hệ thống vệ tinh, trong khi đó loại tác chiến nhất thể này có ảnh hưởng đến điều động lực lượng trên biển.

Sáng tạo mới là lối thoát cuối cùng

Hầu như bắt đầu từ khi hạm đội triển khai vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, hệ thống vũ khí Aegis đã chứng minh hiệu lực của đổi mới công nghệ. Sau tác chiến cơ bản ban đầu, đã nhanh chóng nghiên cứu phát triển được chiến thuật và phương pháp tác chiến thế hệ mới, điều này làm cho Aegis khác biệt hơn, đã nâng cao gấp bội hiệu quả của quân đội.

Nhưng, thành công hoàn toàn không phải là nhất thành bất biến, hiện nay, quyền thống trị trên biển của Hải quân Mỹ và năng lực điều động binh lực tới các khu vực bất ổn trên toàn cầu đối mặt với thách thức đặc biệt. Mặc dù radar AN/SPY-1D và hệ thống Aegis vẫn rất mạnh, nhưng cũng đang đến gần cực hạn hiệu lực, có khả năng không thể chống chọi được với vũ khí hiện đại được nghiên cứu phát triển để ngăn chặn. Hoạt động đổi mới hệ thống vũ khí trên biển chắc chắn sẽ quyết định tương lai của hải quân.

Mặc dù hoạt động phát triển hệ thống vũ khí thế hệ mới còn đang tiến hành như SM-3, SM-6, Harpoon kiểu mới, nhưng có một loại vũ khí sắp hoàn thành phát triển và thiết kế, đó chính là tàu khu trục lớp Arleigh Burke Flight III. Là một trang bị hệ thống vũ khí hoàn thiện, loại tàu khu trục này có thể tiến hành bố trí riêng dùng để hỗ trợ cho hệ thống radar phòng thủ tên lửa trên không thế hệ mới.

Trung Quốc, Nga, Iran đe dọa bá quyền biển của Mỹ? ảnh 4

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner SSN 785 lớp Virginia của Hải quân Mỹ

Radar phòng thủ tên lửa trên không là một loại thiết kế sáng tạo điển hình, nó là một loại biểu hiện năng lực công nghệ được phát triển vượt bậc. Giống với Aegis trước đây, radar phòng thủ tên lửa trên không không chỉ có thể phòng thủ nhiều loại mối đe dọa liên tục tăng cường và đa dạng hóa, mà còn có thể không ngừng phát triển như Aegis, phát triển trở thành một loại hệ thống vũ khí mạnh.

Theo ý tưởng, năng lực của nó bao gồm phòng thủ tên lửa đạn đạo và trên không tổng hợp, phát hiện và giải quyết mối đe dọa định áp dụng công nghệ tàng hình, cùng với có chức năng chỉ huy và kiểm soát mạnh.

Arleigh Burke năm 1991 tồn tại hạn chế và đối mặt với thách thức, nhưng giống như tất cả hệ thống mới, những hạn chế và thách thức này cũng sẽ ngày càng được khắc phục, Hải quân Mỹ hiện nay đã chế tạo được hơn 70 chiếc tàu khu trục loại này, chương trình DDG-51 hiện nay là lực lượng chiến đấu mặt nước chủ yếu của hải quân.

Nhưng hiện nay các quân chủng Mỹ đều đã bị ảnh hưởng của cắt giảm ngân sách, đã hạn chế phát triển của các hệ thống cần cho bảo vệ quốc gia. Cần phải thông qua tiến hành thiết kế sáng tạo có hiệu quả để tiến hành đầu tư đối với an ninh quốc gia trong tương lai.

Trung Quốc, Nga, Iran đe dọa bá quyền biển của Mỹ? ảnh 5

Hạm đội tàu sân bay Mỹ

Theo Theo giaoduc.net.vn
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.