Uy lực kinh người của cụm tàu sân bay Mỹ

Tàu sân bay USS John C. Stennis của hải quân Mỹ.
Tàu sân bay USS John C. Stennis của hải quân Mỹ.
Không có một nền tảng vũ khí nào trên thế giới có thể triển khai sức mạnh tấn công trên biển tốt hơn tàu sân bay. Phạm vi hoạt động và sức chiến đấu của một cụm tàu sân bay chiến đấu lớn hơn cả những khẩu pháo khổng lồ trên thiết giáp hạm từng thống trị đại dương trước Thế chiến II.

Các chiến đấu cơ của hải quân Mỹ có thể tung đòn tấn công từ khoảng cách xa hàng trăm km từ các tàu sân bay, khiến kẻ địch không thể nào biết được xuất phát điểm của những cuộc không kích. Sau Thế chiến II, các cụm tàu sân bay chiến đấu đã trở thành biểu tượng dễ nhận biết nhất của sức mạnh Mỹ trên biển.

Theo Sam LaGrone, chuyên gia phân tích từ Viện Hải quân Mỹ, những nền tảng làm nên sức mạnh tấn công của một cụm tàu sân bay Mỹ được minh họa rõ nhất qua cụm tàu sân bay chiến đấu USS John C.Stennis (CVN-74) vừa đi qua Biển Đông hồi tháng 3.

Cụm tàu sân bay chiến đấu USS John C. Stennis được coi là tâm điểm trong sáng kiến xây dựng Hạm đội Xanh trong hơn một năm qua của hải quân Mỹ nhằm chuyển đổi cách thức sử dụng năng lượng để tăng cường khả năng hoạt động. Theo đó, những tàu hộ tống trong cụm tàu sân bay này, gồm tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Mobile Bay (CG-53), các khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Stockdale (DDG -106), USS William P. Lawrence (DDG -110) và USS Chung-Hoon (DDG-93), đều sử dụng nhiên liệu sinh học làm từ mỡ bò và dầu.

Trên boong tàu sân bay Stennis, không đoàn tàu sân bay số 9 (CVW-9) vận hành hơn 70 máy bay. Hơn một nửa trong số này là tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet có khả năng tấn công máy bay và các mục tiêu trên mặt đất của đối phương và được coi là sức mạnh tấn công chủ yếu của cụm tàu sân bay này.

Một không đoàn tàu sân bay hiện đại của hải quân Mỹ đầy đủ sẽ có 9 phi đoàn được trang bị các loại máy bay chiến đấu hiện đại. Trong số đó có 44 chiếc tiêm kích Super Hornet được tổ chức thành 4 phi đoàn tấn công gồm các máy bay F/A-18E/F Super Hornet có khả năng tấn công các mục tiêu trên không và trên bộ. Trong số này, các biến thể E chỉ có một phi công trong khi phiên bản F có cấu hình hai chỗ ngồi, thêm một sĩ quan điều khiển các hệ thống vũ khí.

Ngoài ra, không đoàn còn có 19 trực thăng Sirkosky MH-60 gồm 8 chiếc MH-60S và 11 chiếc MH-60R đảm nhận một loạt các nhiệm vụ từ tác chiến chống ngầm, tác chiến mặt nước cho đến tiếp tế cho tàu sân bay khi hoạt động xa bờ.

Bên cạnh đó là 5 tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Glowler có nhiệm vụ gây nhiễu, chế áp điện tử và tấn công các hệ thống phòng không của đối phương.

Không đoàn trên tàu sân bay Stennis có 4 máy bay cảnh báo sớm E-2C Mắt diều hâu đóng vai trò là tai mắt của các chỉ huy trên tàu, có nhiệm vụ phát hiện và truyền thông tin vị trí máy bay đối phương cho các lực lượng của cụm tàu sân bay chiến đấu.

Hai máy bay vận tải C-2 Greyhound có nhiệm vụ chở nhân sự và hàng tiếp tế đến và đi ở ngoài phạm vi hoạt động của trực thăng MH-60.

Uy lực kinh người của cụm tàu sân bay Mỹ ảnh 1

Tiêm kích F/A-18E cất cánh từ tàu sân bay Mỹ. Ảnh: US Navy

Không đoàn tàu sân bay số 9 trên tàu Stennis có đội ngũ 1.800 thủy thủ đảm nhận các nhiệm vụ như lái máy bay, phóng máy bay, cứu hộ, sửa chữa, trang bị vũ khí, tiếp liệu và di chuyển máy bay trên khoang bay. Nhiệm vụ của các thủy thủ này được phân biệt thông qua màu áo mà họ mặc trên tàu.

Trong khi các phi công lái máy bay mặc áo nâu, những người mặc áo đỏ có trách nhiệm trang bị vũ khí, xử lý va chạm và cứu hộ, sắp xếp vật liệu nổ (EOD) trên tàu. Thủ thủ áo xanh điều hành thang máy vận chuyển máy bay, còn thủy thủ áo tím với biệt danh "chùm nho" có nhiệm vụ tiếp liệu cho máy bay...

Với việc phân công nhiệm vụ rõ ràng như vậy, đội ngũ phi công, kỹ sư, sĩ quan trên tàu sân bay Mỹ luôn phối hợp hoạt động nhịp nhàng, thuần thục, tạo nên sức mạnh tác chiến của không đoàn và cả cụm tàu sân bay chiến đấu, LaGrone nhấn mạnh.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.