Vì sao tiêm kích đắt nhất thế giới chưa được Mỹ đưa vào dùng?

Dù hoàn tất các thử nghiệp trên tàu đổ bộ, chiến đấu cơ tàng hình F-35B Lightning II vẫn không thể góp mặt trong lực lượng chiến đấu của Quân đội Mỹ.
Vì sao tiêm kích đắt nhất thế giới chưa được Mỹ đưa vào dùng? ảnh 1

F-35B được thử nghiệm hạ cánh trên tàu đổ bộ lần đầu tháng 5 vừa qua. Mẫu phi cơ này được chế tạo cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, nhằm thay thế các máy bay đã lỗi thời như AV-8B Harrier, F/A-18 Hornet và EA-6B Prowler. Tuy nhiên, sau gần 15 năm phát triển cùng số tiền lên tới 400 tỷ USD, F-35 vẫn chưa sẵn sàng phục vụ cho Quân đội Mỹ.

Vì sao tiêm kích đắt nhất thế giới chưa được Mỹ đưa vào dùng? ảnh 2

Sau khi hoàn tất thử nghiệm trong tháng 5, người ta tin tưởng F-35B đã sẵn sàng tham chiến. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc vừa công bố báo cáo về những vấn đề trong quá trình thử nghiệm F-35B, khiến nó chưa thể góp mặt trong lực lượng chiến đấu của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Báo cáo này cho rằng điều kiện thử nghiệm chưa thực sự sát với những gì F-35B phải đối mặt trong chiến đấu thực sự, CNN đưa tin hôm 15/9.

Vì sao tiêm kích đắt nhất thế giới chưa được Mỹ đưa vào dùng? ảnh 3

Thủy quân Lục chiến Mỹ không đồng tình với kết luận vừa được đưa ra. Trong tuyên bố chính thức, lực lượng này khẳng định: "Chúng tôi đã thành công. 2 tuần thử nghiệm trên biển cho thấy khả năng phối hợp giữa phi cơ và tàu đổ bộ cùng mọi yêu cầu khác". Thủy thủ và giám sát viên quan sát chiếc tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II hạ cánh trên mặt sàn tàu đổ bộ tấn công USS Wasp của Hải quân Mỹ.

Vì sao tiêm kích đắt nhất thế giới chưa được Mỹ đưa vào dùng? ảnh 4

F-35B dài 15,4 m, sải cánh 10,7 m với tải trọng cất cánh tối đa đạt 27.300 kg. Phạm vi hoạt động của mẫu chiến đấu cơ này đạt 1.670 km trong khi phạm vi chiến đấu thông thường đạt 854 km. Nếu không trang bị thùng nhiên liệu phụ, F-35B có thể mang theo 6 tấn xăng ở bình chứa trong thân. Binh sĩ trên tàu USS Wasp tiếp nhiên liệu cho chiếc F-35B thử nghiệm.

Vì sao tiêm kích đắt nhất thế giới chưa được Mỹ đưa vào dùng? ảnh 5

Ngoài khả năng hạ cánh thẳng đứng, F-35B còn có thể cất cánh với đường băng ngắn. Nó được trang bị 2 động cơ, bao gồm động cơ đẩy Pratt Whitney F-135 cùng động cơ nâng Rolls-Royce LiftSystem. F-35B có khả năng bay với vận tốc Mach 1,6, tương đương 1.930 km/h.

Vì sao tiêm kích đắt nhất thế giới chưa được Mỹ đưa vào dùng? ảnh 6

Tàu đổ bộ USS Wasp dài 257 m, rộng 32 m và có khả năng di chuyển với vận tốc 43 km/h. Tuy nhiên, F-35B chỉ có khoảng cách rất ngắn để cất cánh. Một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 rời mặt sàn USS Wasp trong thử nghiệm tháng 5 vừa qua.

Vì sao tiêm kích đắt nhất thế giới chưa được Mỹ đưa vào dùng? ảnh 7

Binh sĩ kéo động cơ F-35B rời khỏi khoang chứa của trực thăng đa nhiệm MV-22 Osprey sau khi nó hạ cánh trên tàu USS Wasp. Ngoài thử nghiệm khả năng cất và hạ cánh, Lầu Năm Góc cũng yêu cầu kiểm tra khả năng sửa chữa và bảo trì máy bay tàng hình ngay trên tàu. Các thử nghiệm này giúp Mỹ linh hoạt hơn trong tác chiến.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.